PDA

View Full Version : PIANO CHÂU PHI (Những nhạc cụ lạ - bài 12)


takyco
15-06-2012, 02:47 PM
http://www.youtube.com/watch?v=YbPVFMMIvqM&feature=related
Mbira
Piano châu Phi(hay thumb piano) là nhạc cụ gảy phím (phím tự thân vang). Piano châu Phi có nhiều loại với kích cỡ, hình dáng và số lượng răng (phím) khác nhau. Mỗi nốt của chúng có âm thanh đặc thù riêng. Tuy gọi là thumb piano song không chỉ sử dụng hai ngón cái, trong vài nhạc cụ người ta còn sử dụng những ngón khác. Piano châu Phicó khả năng xuất phát từ Congo/Zaire (nơi mà nó được gọi là likembe/likembi), trải rộng đến Trung và Nam châu Mỹ và vùng Caribbe (do người nô lệ mang đến). Tên phổ biến của nhạc cụ này là sanza hoặc sansa (theo ngôn ngữ của người Marungu ở Congo). Loại đàn này được sử dụng khắp Tây và Trung Phi.
283
Piano châu Phi có hộp cộng hưởng âm thanh làm bằng những loại gỗ khác nhau, bằng quả bầu hay một vật bằng kim loại. Chúng thường có một khoang cộng hưởng âm thanh hoặc chỉ có một tấm gỗ tăng âm (sound board). Những loại có khoang cộng hưởng để tăng âm lượng thường có 2 lỗ hoặc khe ở mặt lưng, được dùng để thoát âm hoặc tạo ra âm rung khi người ta bịt, mở nhanh những ngón tay trên hai lỗ này.
Trên bề mặt có khung chứa những phím đàn cứng, rung tự do khi gảy vào. Phím đàn là những phiến mỏng, có chiều dài khác nhau, được gắn thành hình quạt hoặc song song. Số lượng phím từ 3 đến 12, được làm từ kim loại, gỗ, tre, trúc hoặc bất kỳ loại thân cỏ nào. Phím kim loại là những cần sắt mỏng hoặc kim loại từ nhíp xe ô tô, máy hát, dao, muỗng, nĩa hay đồng hồ... Đôi khi thân đàn gắn nắp chai, vỏ sò, miếng kim loại để làm tăng thêm tiếng vo vo. Những biến thể của nhạc cụ này thường có hơn một dãy phím, có khi âm vực rộng tới 4 quãng tám (những nốt nửa cung), giúp việc chơi nhạc đa dạng, phức tạp hơn. Không giống nhạc cụ dây hay nhạc cụ sử dụng cột hơi như sáo, khi gảy một phím những âm bồi phát ra nghe không hòa âm (âm bồi và âm gốc không hòa hợp với nhau). Tuy nhiên những bồi âm không hài hòa này chỉ mạnh nhất lúc mới khởi phát, sau đó chúng nhanh chóng biến đi nên phần lớn những nốt gốc đều nghe khá đẹp.
Trong vài nền văn hóa, piano châu Phi có gắn quả bầu để khuếch đại âm thanh, còn trong nhạc hiện đại người ta dùng quả bầu làm bằng sợi thủy tinh. Khi đàn, người ta thường dùng những ngón của hai bàn tay (kể cả ngón cái), gảy phím xuống rồi buông ra, âm thanh sẽ vang lên theo nốt nhạc của phím. Vài loại piano châu Phi có thể chỉnh giọng bằng chốt (cho phím trượt tới lui trong khe hoặc làm phím dài hơn, ngắn hơn, sau đó siết chặt lại để thay đổi giọng).
Nhạc cụ này còn có nhiều tên khác nhau. Ở châu Phi và Thế giới Mới người ta gọi chúng là afosangu (Sudan), agidigbo (Yoruban, Nigeria), apremprensuah (Ghana), budongo (Uganda), eleke, ikembe (Burundi and Congo), insimbi, kalimba, karimba (Zimbabwe), kasayi, kasanji (Luba peoples, Zimbabwe, ), kisanji, likembe (Zambia, Angola), luvale (Zambia), lukembe (Congo, những vùng ở Tanganyika), lukembi (Đông Bắc Zaire), lukeme, maduimba, malimba (Haiti), marimba brett (New Orleans), marimbula (USA, Cuba, Cộng hòa Dominica, quần đảo Caribbe), matape (Zimbabwe), mbo njo, mbira hay shona mbira (người Shona, Zimbabwe), kalimbe mbira và njara mbira (Nam Zimbabwe), mbira huru (người Zezura), molo (Mbum ở Congo), mucapata (Zaramo, Tanzania), neikemb (Congo), ngeya (Angola), njari (Shona-Karanga), nyunga (nền văn hóa Manyika, Zimbabwe), okeme (Uganda), oopoochawa, quisanche (Montevideo, Uruguay), ubo hay ubo aka (người Ibo hay Igbo, Đông Nigeria), sangu (Ewe) v.v.
Phần lớn loại nhạc cụ này đều cầm bằng tay, nhưng cũng có những chiếc gắn hộp cộng hưởng âm thanh bass lớn nên có thể đặt trên giá đỡ và gắn điện khi sử dụng.

Agidigbo
284
Nhạc cụ truyền thống của người Yoruba ở Nigeria. Nó là loại lamellophone lớn, thân đàn là một hộp gỗ hình chữ nhật, phía trên có gắn thiết bị bằng sắt và gỗ lắp khoảng 4-5 que kim loại mỏng(phím đàn), đôi khi nhiều hơn, hai bên gắn dây để người chơi có thể đeo choàng qua cổ khi sử dụng. Người chơi đeo một cái “vòng” dầy trên ngón cái, thường là cổ chai, gõ nhẹ vào những cạnh của hộp gỗ rồi dùng 10 ngón tay khảy những lưỡi kim loại để tạo ra âm thanh trầm, rất vang. Nhạc cụ này rất phổ biến ở vùng Ibada và Ijebu ở Yorubaland. Trong thập niên 1940, người ta thường sử dụng loại đàn này cho nhạc mambo và những loại nhạc Latin khác. Ngoài ra, trong thập niên 1950, họ còn dùng Agidigbo trong những loại nhạc phổ thông ở Nigeria, bao gồm palmwine và juju.
Akogo

285
Kalimba

http://www.youtube.com/watch?v=4XD02oMHC5E&feature=results_main&playnext=1&list=PL0CBF9B553B1495D0

Loại đàn piano của Uganda. Akoro còn có nhiều tên khác, trong đó phổ biến nhất là tên kalimba, sansa và mbira. Nó là nhạc cụ tự thân vang, được chơi bằng những ngón tay (kể cả hai ngón cái). Akoro gồm có một dãy lưỡi mềm bằng trúc hoặc kim loại với chiều dài khác nhau, nối vào một miếng gỗ hoặc một hộp tăng âm hình thang. Ngày nay, thiết bị tăng âm được làm từ gỗ kiaat, còn lưỡi đàn làm bằng thép lò xo chất lượng cao.

286

Khi diễn người ta cầm akoro trong hai bàn tay, sử dụng hai ngón cái hất đầu những lưỡi đàn lên hoặc gảy xuống. Tùy theo vùng, số lượng và sự xếp đặt các lưỡi đàn có khác nhau. Ở Uganda, nhạc cụ này thường được dùng để độc tấu, có lẽ để làm đi nỗi cô đơn của người đi xa hoặc phiên trực dài của người chăm sóc bệnh nhân. Akoro dùng để đệm những “ca khúc suy tư” do cả nam và nữ hát.
Ở Buganda nhạc cụ này được gọi là “akadongo kabaluru” hay “nhạc cụ nhỏ của bộ lạc Alur” ở vùng Tây bắc sông Nile. Bộ tộc Mbuti ở Amba sử dụng những lưỡi đàn bằng trúc, dây mây và ngựa đàn thẳng để làm nhạc cụ này. Tuy nhiên, phần lớn loại sansa ở Uganda có lưỡi đàn bằng kim loại và ngựa đàn hình chữ U. Bộ lạc Basoga cùng nhau chơi những loại sansa khác nhau. Ngày nay, đàn sansa được chỉnh ở thang âm diatonic Sol trưởng, dù chúng có thể được chỉnh với bất kỳ khóa nhạc nào.

Array Mbira

http://www.youtube.com/watch?v=5fAAGheYTFA

Array Mbira là nhạc cụ hiện đại do nhà phát minh Bill Wesley chế tạo, nhóm Wesley và Patrick Hadley sản xuất tại San Diego, bang California, Hoa Kỳ. Nhạc cụ này thiết kế dựa trên nguyên mẫu đàn mbira châu Phi, âm vực rộng 5 quãng tám, gảy phím bằng cả 10 ngón tay.


Vương Trung Hiếu giới thiệu

quang.tt
15-06-2012, 02:47 PM
Cảm ơn những bài giới thiệu rất hữu ích của bạn nhiều!