Ðăng nhập

View Full Version : Trẻ bị sún răng nguyên nhân do đâu


thuochobaothanh
27-06-2020, 08:56 AM
Trẻ bị sún răng nguyên nhân do đâu và cần làm gì khi bị sún răng. Để trả lời vấn đề này, chuyên mục xin được chia sẻ với bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị sún răng là bị bênh gì
https://tribenhrangmieng.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/tre-bi-sun-rang.jpg
Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ, thường từ 1-3 tuổi. Răng của hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài, dần dần răng đó mủn và tiêu đi, lâu dần chỉ còn những mỏm răng làm chân răng nằm sát với lợi rất cứng và đen bóng. Tuy thế nhưng những trẻ bị sún răng thường không kêu đau nhức gì vì chỗ bị sún chỉ nông ở lớp ngoài chứ không sâu vào tủy răng như răng sâu.

Nguyên nhân trẻ bị sún răng?

Nguyên nhân sún răng chưa được biết rõ. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác. Thường gặp ở những trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng các loại thực phẩm. Tuy răng sún không gây đau và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nhưng thường trẻ này hay bị trêu nên ngại khi cười nói vì vậy có tâm lý nhát hơn các trẻ khác. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, sấy khô có hàm lượng đường cao và các loại đồ uống có ga, đồ uống có màu, uống sữa đêm nhưng không vệ sinh răng trước khi đi ngủ; Thiểu sản men răng do sinh thiếu tháng, thiếu canxi, uống nhiều kháng sinh hoặc do ăn uống hằng ngày (uống sữa đêm có hàm lượng đường cao và có tính bám dính mạnh, dễ lên men, sinh axit phá hủy men răng); Bé bị sâu toàn hàm hoặc chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu canxi, flour khiến răng bé bị tổn thương; Mẹ sử dụng các thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline khi đang mang thai, làm răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng thấp, răng dễ bị tổn thương; Cách chăm sóc răng miệng không đúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào men răng, gây sún răng; Trẻ mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng tới men răng.
Làm gì khi trẻ bị sún răng

Nếu nhổ bỏ sớm răng sún, sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch, khểnh hoặc vô răng. Vì vậy, không cần nhổ răng sún mà cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ. Kể cả răng sún vẫn cần chải răng hằng ngày để phòng sâu các răng khác. Cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các vi chất và khoáng chất cần thiết cho răng chắc khỏe như các loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, chất sắt, selen, vitamin nhóm B, C… Kết hợp cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Nếu thấy răng vĩnh viễn mọc xấu không đều, cần cho trẻ khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn nắn chỉnh sớm.

Vấn đề sún răng sớm của trẻ hoàn toàn có thể được phòng ngừa kiểm soát nếu phụ huynh chú ý tới việc vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen sống khoa học và cho bé khám răng định kỳ.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã nắm bắt được những điều cơ bản về bệnh sún răng ở trẻ em và một số phương pháp xử lí khi trẻ bị sún răng. Rất mong, bài viết nhận được nhiều phản hồi tích cực tới từ bạn đọc.

Nguồn tham khảo: duoclieungocchau.vn (https://duoclieungocchau.vn/)

Website: https://tribenhrangmieng.com.vn (https://tribenhrangmieng.com.vn/)