PDA

View Full Version : Truyền nhân đàn đáy (Hồi sinh tiếng tơ)


tt-co
14-06-2012, 08:37 AM
Truyền nhân mang ngón út dị dạng
Tơ lòng đã lỡ đôi dây
Tình tang chi mãi cho đây
thêm sầu (cổ nhạc)

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=171139 (http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=171139)
NSƯT Xuân Hoạch với cây đàn quý của người thầy – Đinh Khắc Ban. Ảnh: Hi Lam
so tiếng của dây tơ ngày xưa với tiếng của dây nilông hiện tại thì đúng là một trời một vực. Tiếng dây nilông vang lên rồi mất ngay, làm âm thanh bị biến dạng. Còn “tiếng dây tơ nghe đã lắm, sâu thăm thẳm, có đục có trầm, chứ không bong như tiếng dây nilông” – lời thầy Đinh Khắc Ban cứ văng vẳng trong tâm trí NSND Xuân Hoạch suốt mấy chục năm trời. Và rồi, ông mày mò tìm cách hồi sinh tiếng tơ cho cây đàn dân tộc.
Một bữa nắng gắt cận ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong ngôi nhà cổ làm toàn bằng gỗ của hoạ sĩ Bùi Hoài Mai tại Bắc Ninh, diễn ra một chương trình âm nhạc dân tộc thật khó quên. Nhân vật chính là nghệ nhân ca trù Kim Đức và nghệ nhân đàn đáy Xuân Hoạch. Nhân vật phụ, ngoài đài truyền hình địa phương còn có nghệ sĩ Việt kiều Nguyễn Nhất Lý, từng ghi dấu ấn với vở xiếc Làng tôi. Lý vượt đường xa, vác theo dàn âm thanh, là để tranh thủ ghi lại những tác phẩm ca trù chuẩn mực của đôi đào nương – kép đàn gạo cội: Kim Đức – Xuân Hoạch, và cũng vì không muốn bỏ lỡ buổi ra mắt một cây đàn đáy “đặc biệt”, như giới thiệu của NSND Xuân Hoạch. Khi nghệ nhân Xuân Hoạch lựa thế ngồi, nâng cây đàn cổ, những âm thanh đầu tiên phát ra từ đôi bàn tay chai sần biến dạng sau mấy chục năm khổ luyện, hết thảy sững sờ, mà người xúc động hơn cả là nghệ nhân ca trù Kim Đức. Thứ âm thanh tuyệt đẹp này đã mất tích lâu lắm rồi, chỉ còn ngân rung trong nỗi nhớ của bà hơn nửa thế kỷ qua. Nhất Lý cũng bàng hoàng không kém, bởi những sợi tơ mỏng manh anh tìm về cho nghệ nhân Xuân Hoạch, không ngờ, lại là thành tố quan trọng tạo nên thứ âm thanh kỳ lạ, vốn gắn liền với những cây đàn cổ truyền của Việt Nam: tiếng tơ.
Năm 1973, NSND Xuân Hoạch khi ấy đang đầu quân cho nhà hát Ca múa nhạc Trung ương, được giao một nhiệm vụ quan trọng: trong vòng ba tháng, gấp rút học cách chơi đàn đáy để tham gia biểu diễn trong một tác phẩm lớn. Ông tìm đến nghệ nhân Đinh Khắc Ban nhờ chỉ dạy. Thực ra, lúc đầu, cũng chỉ định học tới mức “lấy gân, ngón” là ngưng. Nhưng, không ngờ, càng học càng ngấm, càng say. Khoá đào tạo ngắn hạn chuyển thành dài hạn. Năm năm trời, thầy trò gắn bó với nhau. Có lúc, trò đón thầy về ở cùng, để tiện cho việc học. Cụ Đinh Khắc Ban có một cây đàn quý, sử dụng từ nhỏ, và cũng là cây đàn cụ dùng để đệm cho đào nương Quách Thị Hồ hát bản Tỳ bà hành (tác phẩm này cùng tác phẩm solo đàn đáy của NSND Xuân Hoạch giành giải nhì (không có giải nhất) liên hoan Quốc tế băng từ dân gian, tổ chức tại Mông Cổ). Một bữa, thầy Ban nói với Xuân Hoạch, sau này sẽ tặng lại trò cây đàn. Thời ấy, cây đàn là báu vật của kép đàn, nên nghe thế, Xuân Hoạch sung sướng, cảm động lắm. Dĩ nhiên, đó không phải là lý do chính khiến ông miệt mài với cây đàn đáy. Chìa đôi bàn tay gân guốc có hai ngón út và áp út gần như dính liền nhau, Xuân Hoạch cười bảo: “Không phải bỗng dưng người ta gọi đàn đáy là nhục cầm. Muốn biết ai khổ luyện hay không chỉ cần xoè tay ra là thấy. Ngón út của người chơi đàn đáy bao giờ cũng to bất thường. Ngón út của thầy Ban thậm chí còn to bằng ngón trỏ”. Cũng chính vì nhìn vào đôi bàn tay dị dạng ấy, cụ Đinh Khắc Ban mới tin tưởng trao lại báu vật của mình cho Xuân Hoạch. Đến giờ, cây đàn đã ngoài 90 năm tuổi, nhưng phím đàn vẫn nguyên vẹn, âm thanh phát ra vẫn chuẩn mực như ngày kép đàn Đinh Khắc Ban được làm lễ “đóng đàn”.
Trong thời gian theo học nghệ nhân Đinh Khắc Ban, thi thoảng, Xuân Hoạch lại thấy thầy ôm cây đàn trầm ngâm: “Giá như còn dây tơ…” Hỏi chuyện, thầy kể, ngày xưa, “tiếng trúc, tiếng tơ” là âm thanh đặc trưng của các cây đàn cổ truyền. “Tiếng trúc” là tiếng của bộ gõ, phách. “Tiếng tơ” là tiếng của dây đàn làm bằng dây tơ. Tiếng vang của dây tơ rất lạ, ngay cả khi gần tắt thì vẫn nguyên âm sắc, độ đục, độ trầm sâu thăm thẳm, nghe rất sướng, mà người chơi đàn cũng sướng. Có điều, nó khiến kép đàn mệt hơn nhiều so với dây nilông, vì phải “miết” chặt. Độ “miết” càng chặt, càng cao bao nhiêu thì tiếng đàn càng có sức nặng, có thần bấy nhiêu. Từng ấy chi tiết đủ khiến Xuân Hoạch nôn nao. Mặc dù chưa từng thấy dây tơ, chưa từng nghe tiếng tơ, nhưng trong đầu ông đã nhen nhúm một ý định...
Bài 2: Xe tơ sống lại tiếng lòng

NSND Xuân Hoạch được xem là một hiện tượng đặc biệt của nghệ thuật ca trù. Thành danh từ nghệ thuật hát xẩm, được trao tặng danh hiệu NSND nhờ đàn nguyệt (trong thế hệ của Xuân Hoạch, ông là một trong hai nghệ sĩ chơi đàn dân tộc được trao tặng danh hiệu NSND), nhưng ông lại là người hồi sinh dây tơ, tiếng tơ cho cây đàn đáy, vốn là nhạc cụ cốt yếu của ca trù. Nhờ những mối duyên khó lý giải, ông may mắn trở thành học trò chân truyền của những nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật ca trù. Sau khi nghệ nhân Đinh Khắc Ban qua đời, ông tiếp tục khổ luyện dưới sự chỉnh sửa của nghệ nhân Kim Đức để có thể tiến lên một cấp độ mới: đệm đàn cho đào nương, trở thành kép đàn thực thụ của nghệ thuật ca trù.

theo:sgtt