PDA

View Full Version : Tào Mạt với ba thích, một không thích


quocthongpapa
14-06-2012, 08:55 AM
Tào Mạt với ba thích, một không thích



www.diendanamnhac.vn (http://www.diendanamnhac.vn)
TP - Tính cách Tào Mạt khá thất thường. Lúc nào cơn cảm hứng nghệ sĩ trỗi dậy thì ông rất la đà, say mê và “bốc”, nói chuyện hùng hồn, đôi khi để chứng minh luận điểm của mình, ông còn đứng lên múa may, hát mấy làn điệu chèo thị phạm. Nhưng lại có khi ông ngồi lặng hàng giờ, không nói một câu.
Tào Mạt với ba thích, một không thích

TP - Tính cách Tào Mạt khá thất thường. Lúc nào cơn cảm hứng nghệ sĩ trỗi dậy thì ông rất la đà, say mê và “bốc”, nói chuyện hùng hồn, đôi khi để chứng minh luận điểm của mình, ông còn đứng lên múa may, hát mấy làn điệu chèo thị phạm. Nhưng lại có khi ông ngồi lặng hàng giờ, không nói một câu.
Viết thơ cho quán trà sen
http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=50&d=1284976662 (http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=50&d=1284976662) Chân dung Tào Mạt
Lần đầu gặp nhà văn Tào Mạt khi tôi còn là một anh lính binh nhất. Dịp ấy có đoàn văn nghệ sĩ từ chiến trường miền Nam ra, dừng chân ở đơn vị tôi, trong đó có ông.
Ngày ấy tôi chỉ mới biết ông qua một số vở kịch, chèo như Đường về trận địa, Chị Tâm bến Cốc, Anh lái xe và cô chống lầy... với tên tác giả Nguyễn Đăng Thục. Phải hơn chục năm sau khi chuyển ngành từ Bộ tư lệnh Hải quân về Hội VHNT Hà Nam Ninh, tôi mới gặp lại ông. Lúc này ông đã mang bút danh mới Tào Mạt đi kèm với bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước rất nổi tiếng.
Ông thuộc quân số của Tổng cục Chính trị quân đội, nhưng vợ con ông ở Nam Định và ông lại là bạn thân của nhà văn Chu Văn nên ông tham gia sinh hoạt Hội VHNT Hà Nam Ninh với chúng tôi. Nhà văn Chu Văn làm Chủ tịch hội kiêm Tổng Biên tập tạp chí Văn nghệ, tôi làm Thư ký toà soạn, thỉnh thoảng tôi cũng được mời đi họp chỗ nọ chỗ kia với ông. Chuyến đi nào mà có vẻ thi vị, Chu Văn thường rủ Tào Mạt đi cùng.
Tào Mạt có một sở thích, cứ đi đến đâu mà gặp người tri ngộ ông thường để lại bút tích, khi một câu văn, khi một cặp câu đối, khi một bài thơ, chủ yếu là thơ chữ Hán. Ông từng ghi lưu bút tặng nhiều nhân vật danh tiếng như Đặng Thai Mai, Nam Cao (nhân ngày giỗ Nam Cao), Võ Nguyên Giáp, (http://diendanamnhac.vn) Quách Thị Hồ...Nhưng cũng có khi ông ghi lưu bút cả cho những người rất bình thường, nếu ông có thiện cảm.
Ga Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam thời đó chỉ có một ngôi nhà ga là trông có vẻ khang trang, còn lại toàn quán xá lụp xụp, cũng giống như ta thường nhìn thấy ở những thị trấn, thị tứ vùng đồng chiêm trũng. Nhưng nếu chịu quan sát thì ở đây cũng có một vẻ đẹp rất riêng, bởi đằng sau lưng những cái quán có vẻ sơ sài ấy là những vùng đầm sen chen lẫn đồng lúa, rất gợi cảm cho những tứ thơ.
Nơi ấy có một ông già, không hiểu họ tên đầy đủ là gì nhưng người dân ở đây vẫn gọi là cụ Trưởng An. Cụ Trưởng An theo đạo thiên chúa, trọng đạo lý, làm nghề ướp trà với hương sen mà nhiều lữ khách qua đây đều biết tiếng. Cụ Trưởng An trông người gầy gò, phong thái nho nhã, yêu quý, trọng thị khách văn. Mỗi lần đi Hà Nội qua Đồng Văn chúng tôi thường dừng lại quán cụ Trưởng An để thưởng trà. Tào Mạt thì đặc biệt thích cái quán này.
Vào dịp sau tết năm 1988, tiết xuân hãy còn đang đậm, Chu Văn và tôi được Liên hiệp VHNT Việt Nam triệu lên 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội họp. Lịch đón tiếp khách vào cuối buổi chiều, nhưng Chu Văn vẫn bảo lái xe đi từ giữa trưa. Dịp ấy Tào Mạt đang về nghỉ tại ngôi nhà ở khu 8, thành phố Nam Định. Chu Văn cho xe đến tận nhà đón Tào Mạt đi cùng chỉ với mục đích có bạn tri âm cùng thưởng trà sen Đồng Văn. Tào Mạt rất hứng khởi, chẳng cần chuẩn bị gì nhiều, khoác cái túi vải lên vai, trong đó có sấp giấy, lọ mực nho, cái bút lông là lên xe đi luôn.
Xe đến ga Đồng Văn, vừa dừng lại trước cửa quán là cụ Trưởng An đã ra đón. Trịnh trọng mời khách ngồi vào ghế rồi cụ pha một ấm trà còn ướp trong một bông sen tươi. Thường phải là khách quý cụ mới pha trà ướp trong bông sen còn tươi như thế. Chờ cho trà ngấm, cụ Trưởng An bưng khay mời từng người.
Tào Mạt bưng chén trà bằng năm đầu ngón tay, có vẻ sành điệu và kính cẩn, vừa nhấm nháp từng ngụm nhỏ, vừa thả hồn ra phía đầm sen, cặp mắt có vẻ dữ dằn của ông giờ như dịu hẳn lại, mơ màng. Rồi đột nhiên, ông mở cặp rút ra một tờ giấy màu đỏ đặt xuống nền nhà láng xi măng, gạn mực nho ra một cái đĩa, rút cây bút lông chấm mực viết lia lịa bằng một kiểu chữ rất tháu. Ông viết đến đâu, Chu Văn đọc đến đấy:
Bích đào xuân noãn mãn
phân phương
Hoàng cúc thu hàn cúc ngạo sương
Dương liễu phong phiêu trầm thúy sắc
Châu liêm nguyệt hiện ngọc
sinh hương
Rồi Chu Văn dịch:
Bích đào xuân ấm thơm mùi lạ
Hoàng cúc thu rét ngạo sương giá
Gió đưa dương liễu trầm mặc xanh
Trăng hiện rèm châu hương ngọc tỏa
Cụ Trưởng An và chúng tôi đều rất thích bài thơ. Chu Văn cũng thích, nhưng ông vẫn còn có chút băn khoăn, rằng cả bài thơ không có dòng nào nhắc tới trà sen cả. Tào Mạt giải thích: tự thân quán trà sen của cụ Trưởng An đã quá nổi tiếng, đủ hữu xạ tự nhiên hương rồi, nếu bài thơ mà đưa tên quán trà sen vào nữa nó sẽ nhuốm mùi quảng cáo, không hay. Mọi người nghe thế mới vỡ nhẽ cái sự thâm hậu của Tào Mạt. Cụ Trưởng An thì chạy sang cửa hiệu gần đó mua một cái khung kính rất đẹp lồng bài thơ quý vào.
Nhân vật riêng của Tào Mạt
Thời kỳ ấy, tính cách Tào Mạt khá thất thường. Lúc nào cơn cảm hứng nghệ sĩ trỗi dậy thì ông rất la đà, say mê và “bốc”, nói chuyện hùng hồn, đôi khi để chứng minh luận điểm của mình, ông còn đứng lên múa may, hát mấy làn điệu chèo thị phạm. Nhưng lại có khi ông ngồi lặng hàng giờ, không nói một câu. Thường những lúc như thế ông ngại tiếp xúc với con người, thậm chí có lần ông thốt ra miệng rằng ông rất sợ con người.
Đâu đó người ta đã kháo nhau rằng ông mắc chứng trầm cảm. Cũng là dễ hiểu bởi thời điểm ấy, bộ ba tác phẩm chèo Bài ca giữ nước của ông vừa ra mắt đã trở thành một sự kiện không thể không chú ý cả trong và ngoài giới văn nghệ. Bài ca giữ nước của Tào Mạt khiến những ai từ trước đến nay rẻ rúng nghệ thuật chèo thì giờ đây phải thay đổi quan niệm. Tào Mạt được trao vòng nguyệt quế vinh quang, tên ông trở nên rất nổi tiếng. Nhưng đi cùng với sự nổi tiếng là sức ép dư luận trái chiều.
Có lẽ vì Tào Mạt vừa chứng kiến những biến cố nơi biên giới phía Bắc năm 1979, ông quá nhạy cảm trước thân phận đất nước nên trong ba tác phẩm chèo của ông đều gửi gắm những điều khiến người ta dễ suy diễn, nâng lên thành vấn đề này nọ. Đã có những cuộc điện thoại chất vấn ông, rằng nhân vật này ông ám chỉ ai, nhân vật kia nhằm hạ bệ ai...vv...vv. Tào Mạt không thuộc týp người dạn đòn, dù chỉ là một vài lời bóng gió cũng khiến ông suy tư, đau khổ.
Nhưng dù sao, cái căn bệnh “điên trí tuệ, điên nghệ sĩ” của ông còn không đáng ngại bằng đến một ngày ở nách, rồi ở háng ông nó nổi lên vô số những u những bướu. Một loại ung thư rất lạ. Từ lúc phát bệnh cho tới khi ông qua đời phải tới vài ba năm. Sự đau đớn kéo dài khiến ông cứ nhập viện rồi lại xuất viện nhiều lần. Có hôm tôi đến ngôi nhà ở khu 8 thành phố Nam Định thăm ông thì thấy ông đang cầm thìa xúc bột tam thất ăn, vị đắng của loại thảo dược này khiến ông mỗi khi nuốt phải nhắm mắt, rùng mình.
Lần cuối cùng tôi gặp Tào Mạt vào lúc gần như ông đã nằm liệt giường. Hôm ấy tôi đến Bệnh viện 108, thấy ông nằm thẳng đuột như một khúc cây khô, bụng xẹp xuống mỏng dẹt. Tuy thế, khi thấy tôi bước vào, mặt ông biểu lộ sự mừng rỡ, đưa tay ra hiệu bảo tôi đỡ ông dậy. Khi nói chuyện giọng ông đã có vẻ ngọng, phều phào, hàm cứng lại, nhưng khi cơn cảm hứng bừng thức ông vẫn rất minh mẫn, khúc chiết.
Ông nói với tôi: “Anh sẽ đi ra nghĩa địa trong ngày một ngày hai thôi em ạ. Nhưng không nuối tiếc nhiều đâu. Sống như thế cũng đủ rồi. Hãy nói cho anh nghe, thực lòng nhé, em thích điều gì và không thích điều gì trong các tác phẩm của anh?”. Tôi nói: “Em thích nhiều điều, nhưng đáng nói nhất có ba ý. Một là anh xây dựng nhân vật rất tài. Nhân vật nào cũng đậm đà tính cách, người nào ra người ấy. Từ các vị “lớn” như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh... đến những nhân vật “bé” như cung nữ, thị nữ, hề già, hề nhỡ, hề nhỏ...thậm chí cả những nhân vật mang tính biểu tượng như thằng Chim, thằng Chuột... cũng rất ấn tượng”. Tào Mạt hỏi tiếp: “Hai là gì?”.
Tôi đáp: “Hai là văn chương trong các tác phẩm chèo của anh rất hay, vừa thâm thúy, sâu sắc, vừa đậm chất thơ bay bổng. Chỉ đọc kịch bản của anh đã thích rồi chứ chưa cần phải xem diễn trên sân khấu”. “Vậy còn ba?”. “Ba là, trong các tác phẩm của anh có rất nhiều tình tiết đắt, độc đáo. Có những tình tiết mà nếu không phải là Tào Mạt thì không ai trong giới cầm bút ở ta viết được, chẳng hạn như tình tiết hai nhân nhân vật Chim và Chuột xưng tụng với nhau cứ lặp đi lặp lại cái điệp khúc chim khoét chuột đào, hay đến độ người xem cười ngặt nghẽo, nhưng sau cơn cười lại thấy gai lạnh ở sống lưng. Đặc biệt là tình tiết người ta chôn lão hề già thì thật độc đáo, hay đến độ siêu việt, thượng thặng của văn chương.
Tào Mạt gật gật đầu, tỏ vẻ đồng tình với tôi, rồi hỏi: “Thế còn dở nhất trong tác phẩm của anh là gì?”. Tôi nói luôn cái ý nghĩ của mình bấy lâu nay mà chưa có dịp nói với anh: “Em không thích anh xây dựng nhân vật Lê Văn Thịnh như thế. Có cảm giác anh không thích một ông lớn nào đó thì mượn Lê Văn Thịnh “đóng vai”, chứ em nghĩ Lê Văn Thịnh không xấu xa đê hèn như thế”.
Tào Mạt có vẻ hơi chột dạ, mặt tái nhợt, nhưng ông vẫn khích lệ tôi: “Em cứ nói tiếp đi”. Tôi nói: “Lê Văn Thịnh là một ông trạng, một tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Ông là thầy dạy vua Lý Nhân Tông, về mọi mặt chứ không chỉ dạy chữ. Khi ấy vua Lý Nhân Tông còn trẻ dại, thái sư Lê Văn Thịnh muốn giết vua để tiếm ngôi thì có nhiều cách chứ không làm trò đội lốt hổ ngô nghê như trong sử viết.
Sử thời Lý đã quá xa thời chúng ta, trải qua nhiều sự thêu dệt mang tính truyền thuyết, huyền sử, có khi như thần thoại. Chẳng hạn như chuyện vua Lý Nhân Tông mắc bệnh lạ, các thiền sư phải dùng phép thuật chữa mới khỏi. Vua Lý Thần Tông mắc bệnh gầm rú như hổ, nhà sư Nguyễn Minh Không cũng phải dùng phép thuật để chữa...vv...vv.
Lịch sử mà mang tính truyền thuyết, huyền sử, nhưng trải qua ngàn năm người Việt Nam vẫn tin là bởi ngàn năm ấy người Việt sống trong nền văn minh nông nghiệp lạc hậu, đầy tính cát cứ, o bế về văn hoá. Người dân nông nghiệp cát cứ có một đặc điểm: rất tin vào cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, thần thánh, ma quỷ. Nhưng thời bây giờ, xã hội Việt Nam đang bước vào một thời kỳ không thể còn khép kín, nó đã mang khuynh hướng giao thoa cởi mở, chúng ta cần phải đánh giá lại lịch sử sao cho công bằng và khoa học...
Nghe tôi nói đến đó, Tào Mạt lặng đi hồi lâu, rồi bảo: “Ừ, có thể em có lý... Nhưng mà thôi, hãy cứ coi Lê Văn Thịnh là một nhân vật do anh sáng tạo ra, em nhé...”.
Lúc ấy, trông gương mặt Tào Mạt như dài dại, rất đáng thương. Sau đó ít ngày, bệnh kịch phát, ông trút hơi thở cuối cùng rồi qua đời.
Hà Nội, tháng giữa thu, 2009
Lê Hoài Nam