PDA

View Full Version : Nhạc Việt - Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai


anoasisresort
14-06-2012, 09:13 AM
Lunar.Habilis;37']Trị trường Nhạc Việt hiện nay đang ở vào giai đoạn chuyển tiếp để đi lên chuyên nghiệp. Bên cạnh những nghệ sĩ ca sĩ hoạt động nghệ thuật thực thụ, nghĩa là sáng tạo miệt mài, và tạo ra những sản phẩm có chất lượng, còn có một bộ phận ca sĩ làm mọi cách để chạy theo ánh hào quan của sự nổi tiếng. Đồng nghĩa với sự xuất hiện của dòng nhạc thị trường, nghĩa là dòng nhạc không có sự đầu tư về kỹ thuật, chất liệu, cảm xúc, mà để đáp ứng thị hiếu nhất thời, và “ăn theo” một hiện tượng âm nhạc nào đó.

Đối với phần đông khán giả hiện nay. Họ chấp nhận dòng nhạc ấy. Nhưng đối với những người nghe nhạc và hoạt động nghệ thuật thật sự, thì những ca khúc như vậy chính là “rác” cản đường sự phát triển của âm nhạc Việt Nam.


Xưa và nay

Điểm lại tình hình nhạc Việt thời gian trước. Thời mà những Đan Trường, Lam Trường, Phương Thanh, Minh Thuận… vẫn còn giữ vị trí độc tôn. Không có nhiều ca sĩ, sự cạnh tranh không cao, và ca sĩ cũng chỉ tập trung vào âm nhạc. Bài hát không phải bài nào cũng hay, nhưng đều có nét riêng, chất lượng được xem trọng, nghĩa là có sự đầu tư. Nhạc sĩ chịu khó sáng tác, chịu khó đặt lời, ca sĩ có sự chọn lọc. Những bản Hit ngày ấy chắc chắc còn in sâu trong lòng người hâm mộ: Đi về nơi xa, Tình đơn phương, Mưa phi trường, Chợt nghe bước em về, Tình thôi xót xa,…

Vấn đề “đạo nhạc” không được nhắc đến nhiều. Không phải vì không có (Đan Trường, Lam Trường vẫn hát nhạc Hoa không bản quyền, nhưng vấn đề bản quyền ngày đó chưa được pháp lý hóa), mà vì nó ở một mức độ chấp nhận được. Dù là nhạc Ngoại lời Việt nhưng có sự dụng công của nhạc sĩ viết lời và sự sáng tạo của ca sĩ. Cũng không có chuyện nhạc nước ngoài mà tự xưng là sáng tác. Những ca khúc như: Mưa trên cuộc tình, Kiếp rong buồn, Tiễn bạn lên đường… đều có lyric rất hay và dễ rung động.

Mà hiện nay thì V-Pop cũng giống như một cái máy tái chế đang nhả nhạc vậy. Chỗ nào thiếu nhả vào chỗ đó. Không cần biết là nhả cái gì, miễn là có nhả.

Ca sĩ thì lo đánh bóng tên tuổi, chứ không lo đánh bóng đĩa nhạc của mình. Tạo Scadal, tuyên bố này nọ, xuất hiện trên mặt báo nhiều hơn trên bìa Album. Chạy theo phong trào, không có bản sắc riêng.

Nguồn gốc của nhạc thì đủ thứ hầm bà lằng. Một “mớ” nhạc. Mớ thì lấy y chang bản gốc về Việt Nam “cover”– translate loạn cào cào. Mớ thì cắt ghép nơi này một chút, nơi kia một chút rùi tự hô “sáng tác”. Chưa bao giờ mà ca sĩ có khả năng sáng tác nhiều như hiện nay. Thời đại công nghệ cao, sáng tác nghĩa là “tìm” chứ ít khi là “tạo” lắm. Mớ thì chắc được làm theo kiểu Fast-food nên nói giống cũng không giống mà khác cũng không khác. Lên các Forum âm nhạc lớn tìm hiểu, sẽ thấy vấn đề này đánh nhau cả đời không hết.

Phần lời thì thôi. Bó tay.Vô lý. Nhố nhăng. Nhảm. Ăn theo. Vô giá (trị). Gây sốc. Rẻ tiền. Nhiều lúc đọc lời nhạc mà không hiểu làm sao nhạc sĩ có thể qua nổi tốt nghiệp phổ thông môn văn? Thậm chí còn không chắc có học môn Văn không nữa?

Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hạt “vàng”, dù là ít ỏi hơn. Điểm tên một số gương mặt sáng giá của nhạc Việt. Họ là những người trẻ, có tài năng, có nhiệt huyết, cống hiến, và hứa hẹn một hướng tươi sáng cho nền âm nhạc Việt Nam: Nguyễn Đức Cường (Nồng nàn Hà Nội, em trong mắt tôi), Đỗ Bảo (Bức thư tình thứ hai), Mạnh Quân (Thiên đường tình yêu, Cơn mưa tình yêu), Dương Cầm (Biển và ánh trăng), Nguyễn Minh Phương (Dương cầm nhỏ), Sa Huỳnh (Về căn cơm), Lê Cát Trọng Lý (Mùa yêu, Chênh Vênh), Văn Phong (Thuyền giấy, Giấc mơ mang tên mình), Bảo Lan (Độc huyền cầm, Trong cơn giông chiều, Mặt trời ngày mới)…

So sánh giữa thực tại và thời hoàng kim cách đây hơn chục năm, lẽ tất yếu, sẽ mang nhiều khập khiễng. Vì phải đặt vào bối cảnh và mỗi thời điểm nằm ở những giai đoạn khác nhau ở nhiều yếu tố.

Nghịch lý của V-Pop

Thời điểm những năm cuối thập kỷ 90, làn sóng nhạc ngoại chưa ập vào mạnh mẽ, và thị hiếu thưởng thức của khán thính giả cũng chưa có sự phân hóa sâu sắc như bây giờ. Mỗi ca sỹ đều có một khoảng không khá thoải mái trong việc định hình phong cách, ghi dấu ấn trong lòng khán giả cũng bởi áp lực cạnh tranh không cao. Và khán giả cũng không có nhiều lựa chọn.

Còn thời điểm này, theo thống kê thì con số ca sỹ chuyên lẫn không chuyên đang hoạt động trên địa bàn tphcm đã lên đến con số hang ngàn, cộng làn sóng từ US/UK,Hàn Quốc,Nhật bản…với đa dạng phong cách và thể loại đang tấn công mạnh mẽ vào thị trường nhạc Việt thì tất yếu mỗi ca sỹ trẻ muốn vươn lên phải tìm đủ mọi cách tích cực lẫn tiêu cực. Bên cạnhđó, thời buổi kinh tế thị trường, thì buộc ca sỹ phải đặt kinh tế ngang với nghệ thuật nếu không muốn tự bỏ cuộc chơi, cá biệt hơn là kinh tế vượt trội nghệ thuật.Những người ca sỹ có tâm, có trách nhiệm thì không đủ tiềm lực về kinh tế để cóthể cạnh tranh với những em vung tiền mua sự nổi tiếng. Họ lui về phía sau, lặng lẽ sống với âm nhạc của mình và chỉ những người thực sự yêu nhạc sẽ tìm thấy họ.


http://i51.photobucket.com/albums/f380/911us/7e38d333.jpg
Một VD điển hình là trường hợp của Nguyên Thảo. Album đầu tiên “Suối và Cỏ” đã với lối xử lý tinh tế, nhẹ nhàng,mộc mạc mang hơi thở của núi đồi đã chinh phục những cái tai khó tính nhất hứa hẹn là một trong những người có đủ khả năng kế tục lớp diva của Việt Nam. Vậy mà đến giờ, Nguyên Thảo vẫn chưa có album thứ 2 bởi có tài nhưng không có tiền thì đành chịu. Giá mà có nhà tài trợ đỡ lưng có lẽ Thảo sẽ đình đám không thua gì HNH bây giờ. Người có tài thì hai, ba năm mới ra một album. Người có tiền thì 2,3 tháng một album.

Nghịch lý nằm ở chỗ, Album 2-3 tháng đó vẫn tồn tại.

Một nền âm nhạc mạnh, giữa kinh tế và nghệ thuật phải có sự dung hòa. Một nền âm nhạc thực thụ kinh tế phải ngang với nghệ thuật. Nghệ thuật thấp thì kinh tế khó khăn. Nghệ thuật cao thì kinh tế phát triển. Nếu một nền âm nhạc kinh tế cao hơn nghệ thuật, đó chỉ là một nền âm nhạc yếu kém.

VN là một nền âm nhạc yếu kém. Dù tiềm lực kinh tế không phải là kém cỏi.

Không chỉ riêng âm nhạc, mà còn ở điện ảnh và nhiều lĩnh vực khác. Như việc những Album, Bộ phim được giải thưởng quốc tế thì không dám phát hành, công chiếu, vì sợ lỗ. Còn những thứ đáp ứng thị hiếu, ai thưởng thức xong cũng gật đầu “ừ! Cho vui!” thì luôn đạt doanh thu cao ngất. Showbiz Việt đang có vấn đề. Ngay cả việc người có tiền 2-3 tháng ra một album, thì những cái album đó, nếu nằm trong một thị trường nhạc thật sự, sẽ bị đào thải không thương tiếc, và ca sĩ sẽ biết phải làm lại cho tốt hơn. Chứ không thể vẫn sống, vẫn tồn tại như thế. Sao các nhà tài trợ lại quay lưng với các nhạc sĩ có tài? Cốt yếu nằm ở nhân tố con người. Mà cụ thể là ở hai đối tượng: ca sĩ và khán giả. Ca sĩ thiếu khả năng và thị hiếu khán giả tầm thường. Nếu có khả năng, thì ca sĩ không thể xào đi xào lại một kiểu nhạc vô hồn, còn nếu thị hiếu khán giả tốt thì không thể chấp nhận dòng nhạc đó.




Yếu tố công chúng giữa vai trò quyết định. Tỉ lệ 70-30, bởi hai lý do sau.

Thứ nhất về phía những người làm nghệ thuật nói chung, cái đích họ ngắm đến cuối cùng phải là công chúng, cho dù chỉ là một bộ phận hay đại chúng. Giới nghệ thuật công nhận thì họ chỉ mới có danh, còn tiếng thì phải cho công chúng trao cho. Mà trong cơ chế hiện nay, tiếng sẽ đi đôi với tiền. Chính vì thế, dù muốn hay không muốn họ vẫn phải quay về tìm ra công chúng của mình. Ngày nay làm nghệ thuật thật ra cũng gần như là làm kinh doanh, muốn phát triển thì phải làm ra những sản phẩm có chất lượng,tạo được thương hiệu mạnh thì mới xoay vòng vốn, sinh lãi rồi mới có khả năng phục vụ cho những bay bổng, thử nghiệm sáng tạo của mình. Tuy nhiên, tiền không nên là yếu tố độc nhất mà phải có nghệ thuật chi phối ở đó. Nghệ sĩ chân chính nếu làm giàu hãy làm giàu cho nghệ thuật chứ không cho bản thân. Nhạc sĩ cần công chúng để thẩm định và sáng tạo. Ca sỹ sẽ bay bổng, thăng hoa hơn nếu tiếng hát của mình được công chúng đón nhận đầy tình cảm. Các quản lý, ông bầu cũng dựa vào công chúng như một phần quan trọng để phục vụ cho chiến lược xây dựng ngôi sao của mình. Công chúng nắm đằng chuôi.

Thứ hai, để cải tổ nền nhạc việt thì đâu chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà phần lớn là của công chúng. Công chúng còn muốn nghe thì dù cơ quan chứ năng có cấm thì loại “rác” đó vẫn sẽ len lỏi đến. Ca sỹ thời vụ, tìm kiếm hào quang cũng tìm đủ mọi cách để ngoi lên. Cơ quan quản lý với nền pháp luật về nhạc chưa chặt chẽ như hiện nay, hở đâu bịt đó thì mình trông đợi j hơn? Ngược lại, nếu chúng ta không nghe “rác” nữa , hoàn toàn ghét bỏ nó thì nó còn đó không? Nếu chúng ta tìm đến “vàng” nhiều hơn thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra?

Đó là một mối quan hệ phức tạp. Và để lý giải phải đề cập đến đời sống xã hội.

Ở các nước có trình độ âm nhạc phát triển cao trong khu vực (J-Pop, K-Pop…) và trên thế giới (US-UK…), người dân được đảm bảo về vật chất, mới có điều kiện quan tâm sâu hơn đến đời sống tinh thần. Nước ta tuy là “đang phát triển”, nhưn sự thật là dân ta còn nghèo theo nghĩa đen và nghĩa bóng, thị hiếu nghe nhạc của số đông chỉ để thỏa mãn phần nào đời sống tinh thần thôi chứ chưa có sự chọn lọc và có một "gu" nhất định. Bao giờ cũng phải lo cho cái bụng trước rồi mới đến cái tai, cái mắt sau. Những nước đời sống phát triển, họ đã đảm bảo được vật chất rồi nên mới quan tâm thực sự đến tinh thần, đó là lý do có sự chọn lọc và đào thải rất cao, dẫn đến sự phát triển không ngừng của nền âm nhạc nước họ.

Bên cạnh đó, mặt bằng dân trí còn thấp và chênh lệch. Nhạc thì có cũng được, không cũng chẳng sao. Hoặc chỉ lựa chọn những cái dễ dãi, những cái mì ăn liền mà nghe cho qua ngày. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho những dây leo nhạc “không-phải-nhạc” sinh sôi phát triển, bám rễ vào cây âm nhạc Việt và hút hết chất dinh dưỡng. Khán giả yêu nhạc thật sự, muốn nhạc Việt thật sự vươn vai, đưa ra thị trường quốc tế, chỉ là thiểu số.

Tương lai…

Những chương trình tìm kiếm bài hát mới có chất lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đáng kể nhất chỉ có “Bài hát Việt” có sự chăm chút và đánh giá cẩn thận. “Album vàng” ngày càng mất chất và đang đánh mất dần lòng tin của khán giả. Nở rộ lên nhiều Show khác tìm kiếm tài năng âm nhạc “Viet Nam Idol”, “Sao Mai điểm hẹn” là hai chương trình tiêu biểu diễn ra ở hai miền Nam Bắc, nhưng vẫn là quá ít ỏi, và chỉ đánh vào một thể loại âm nhạc và lứa tuổi nhất định. Trào lưu Hip Hop đình đám trong những năm gần đây đang bước vào giai đoạn thoái trào, đó là hệ quả của việc chạy theo số đông và không có tầm đầu tư lâu dài. Các thể loại khác như Rock, Rap, R&B, New Age, không có nhiều đột phá và những nghệ sỹ mới nổi bật.



http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/lantt/2009/01/01/vy7151009.jpg
Theo qui luật vận động, thì đến một lúc nào đó, dân ta sẽ giàu, thị hiếu đã cao, thì âm nhạc cũng như điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác tự nhiên sẽ biến chuyển theo hướng tích cực. Nhưng đến được lúc đó sẽ mất bao lâu? 10 năm? 20 năm? 50 năm? Từ giờ đến đó, những tiêu cực trong nhạc Việt như nhạc thị trường, ăn theo, đạo nhạc, xào nhạc, Scandal… tóm lại người yêu nhạc Việt vẫn sẽ phải làm quen với việc sống chung cùng “rác”.

Với vấn đề tài trợ, lý do duy nhất để các nhà tài trợ quay lưng với nghệ sĩ có tài bởi nghệ thuật và công chúng chưa có tiếng nói chung. Nếu quá chạy theo công chúng mà không tỉnh táo thì nghệ sĩ sẽ sa ngã ngay. Nên những nghệ sỹ giỏi, có tâm đành chấp nhận ở đó, vùng vẫy trong không gian của riêng mình mà ít người biết đến. Đây là lựa chọn chung chứ không chỉ riêng của nghệ sỹ.

Góp sức giúp cho sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam nghĩa là tập trung vào hai việc: công nhận và nhân rộng những giá trị, nỗ lực thật sự; và bài trừ những vật chắn ngang đường. Đó không là việc của một, hai cá nhân, bất kỳ một tổ chức nào, mà là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó, chúng ta, người nghe nhạc, công chúng, chính là yếu tố quyết định.

sesvt
14-06-2012, 09:13 AM
g4u_m0oZ;45']Nhạc việt bh gọi là 3D :
- Dễ nghe
- Dễ thuộc
- Dễ quên ( để nghe sang bài khác )
tóm lại là quanh đi quẩn lại bài nào bài nấy nó cứ đều đều ...

urbaninteriors
14-06-2012, 09:13 AM
Bình luận hài hước nhất trong ngày:)