PDA

View Full Version : Những chức năng của Band-in-a-Box ver.12


manhhoangco
14-06-2012, 04:11 PM
Những chức năng của Band-in-a-Box ver.12
<small>[09:09 13/11/2003 (GMT+7)]</small>
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="210"> <tbody><tr> <td align="center" valign="top"> http://www.giaidieuxanh.vn/Image/19/images8704_Band-in-a-box.jpg (http://www.giaidieuxanh.vn/Image/19/images8704_Band-in-a-box.jpg) Những chức năng của Band-in-a-Box ver.12
</td> </tr> <tr> <td align="center" valign="top">

</td> </tr> </tbody></table> Nhu cầu ca hát là sinh hoạt bình thường trong cuộc sống chúng ta hiện nay. Chỉ với một máy tính cũng có thể làm thỏa mãn những yêu cầu mà trước đây được xem là rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian cũng như chi phí.

Và đáng nói nhất là người thưởng thức âm nhạc, làm nhạc có thể chủ động, tích cực hơn để tham gia, dàn dựng hay hiệu chỉnh nội dung âm nhạc theo ý thích ở bất kỳ trình độ nào.
Giải trí, học nhạc, phối nhạc và dạy nhạc là những đối tượng thường được các nhà thiết kế gắn bó một cách thiết thực trong đa số phần mềm ứng dụng âm nhạc, trong đó có phần mềm Band-in-a-Box (BB).
BB có thể đáp ứng cho bạn nhiều yêu cầu cơ bản, từ đơn giản nhất đến chuyên môn cao mà bạn muốn. Ví dụ:
1) Giải trí: Trình độ ca hát hiện nay có lẽ nâng cao hơn nhiều so với trước đây, do đâu đâu cũng có dàn máy karaoke. Nhờ vậy, ai cũng có thể ít nhiều hình dung ra được cấu trúc cơ bản của một bài nhạc đệm. Nhạc mở đầu (intro), rồi hát vào. Hát hết bài, nghe nhạc dạo hay gian tấu (interlute), xong hát tiếp. Cuối cùng là nhạc kết thúc (ending). Lại có yêu cầu: Bài này giọng cao quá, xin xuống một vài "tông"! hay: Chậm quá, xin cho nhanh chút nữa!...v.v... BB cũng thỏa mãn được. Ngoài ra, nó có thể đáp ứng nhiều hơn nữa những gì mà karaoke hiện nay chưa đáp ứng được. Ví dụ:
-Thay đổi điệu nhạc (styles): Thay vì hát mãi trên phần nhạc đệm có điệu nhạc phối sẵn trên đĩa, bạn có thể ra lệnh cho BB đổi sang điệu nhạc khác (bất kỳ điệu nhạc nào và chuyển điệu bất kỳ chỗ nào trong bài hát). Ví dụ: Đoạn đầu (đoạn A) bạn muốn là điệu tango và đoạn B bạn muốn là điệu rumba, hát lần hai trở lại tango...
- Thay đổi ban nhạc đệm (combo) : Mỗi ban nhạc đều có biên chế ổn định về các nhạc công phụ trách phần nhạc đệm. Nói một cách ví von là nếu bạn là ông chủ nhà hàng khó tính, bạn có thể thay đổi bất kỳ ban nhạc nào bạn muốn. BB có 12 ban nhạc combo cho bạn chọn.
-Thay đổi nhạc cụ đệm: Người thích ca hát, thường thì ai cũng thích ít nhất một nhạc cụ nào đó. Vậy, trong phần nhạc đệm, bạn thích nhạc cụ nào đệm cho bạn hát, cứ tha hồ chọn.
-Thay đổi hiệu ứng (effects) âm thanh: Mỗi nhạc cụ đệm, kể cả giọng hát của bạn, khi thu có thể chỉnh các hiệu ứng âm thanh "như chuyên nghiệp" vậy! Bạn muốn vang hơn (chọn và chỉnh reverb), muốn nghe lệch loa như stereo (chọn pan). Muốn cho nhạc cụ này nghe nhỏ hơn nhạc cụ khác (chỉnh volume của nhạc cụ đó)…
- Làm album lưu vào CD: Sau khi điều chỉnh xong, kể cả phần thu hát, BB sẽ chuyển toàn bộ tác phẩm đó sang file wave rồi chép vào CD, để lúc nào buồn buồn mở nghe chơi hay tặng ai đó.
Tóm lại, với nhu cầu giải trí, bạn sẽ để BB thực hiện những việc này. Tất nhiên, bạn hãy bắt đầu từ những công việc cơ bản nhất, đơn giản và tiện nhất... Ví dụ: Bạn không biết tí ti gì âm nhạc cả (ý nói về nhạc lý), thì làm sao dàn dựng được phần nhạc đệm cho riêng mình? Vậy, cách tiện nhất là bạn hãy sưu tầm những file nhạc MIDI hiện làm sẵn (có khá nhiều trên internet cũng như các CD nhạc phổ biến ở thị trường). Học cách trích giai điệu (melody) từ tập tin MIDI đó, rồi nhập vào BB, xong làm các thay đổi, điều chỉnh trên.
Ở đây, rõ ràng là bạn chỉ làm công việc thao tác xử lý chứ chẳng đụng chạm gì đến ngôn ngữ chuyên môn của âm nhạc (nốt nhạc, hợp âm, nhịp phách chẳng hạn). Còn điệu, cũng nghĩ đến những điệu nhạc có tên gọi phổ biến trong thể loại âm nhạc khiêu vũ (dance) như waltz (valse), cha cha cha, rumba ..v.v... Còn những điệu nhạc khác trong BB chẳng qua là biến thể của một điệu nhạc tiêu biểu ở một thập niên nào đó mà BB tích lũy được. Trong thực tế không có tên gọi cụ thể như loại nhạc khiêu vũ (đa số ca khúc VN sử dụng các điệu nhạc này).
Một thao tác khác cần thiết cũng chẳng đòi hỏi gì về trình độ âm nhạc (lý thuyết) cả. Đó là hợp âm. Nghe có vẻ vô lý nhưng bạn cũng biết, hiện nay có khá nhiều ấn phẩm ca khúc có ghi sẵn phần hợp âm. Vậy bạn chỉ cần biết cách gõ tên hợp âm đó đưa vào là được. Giải trí mà!
Nhưng, nếu để ý một chút, trong quá trình sử dụng, vô tình bạn sẽ học được cái gọi là lý thuyết cơ bản đã được thiết lập trong bất kỳ phần mềm âm nhạc nào, cho dù là chuyên nghiệp...
2) Học nhạc : Trong phiên bản 12, BB còn có những tiện ích “gắn bó” như đã đề cập. Đó là ứng dụng học tập. Bạn muốn học chơi bass, muốn biết điệu valse, cha cha cha, bass đệm như thế nào, hay guitar đệm ra sao, cả piano nữa v.v... Bất kỳ bài nhạc nào trong BB, khi muốn học nhạc cụ liên quan, BB sẽ hiện một cách đầy đủ những hướng dẫn đó qua hình ảnh có “con chạy” dẫn bài như vị trí nốt, số ngón, vị trí (hay thế bấm - position), khung phím... Bạn đang học hòa âm, hay bạn muốn nghe thử nghiệm các liên kết hợp âm của bạn. Tiện vô cùng, bất cứ lúc nào muốn nghe, chỉ cần click đúp lên hợp âm đó (hay gõ thanh Space và vài lệnh khác tùy yêu cầu). Ngoài ra, để luyện nghe (chính tả âm nhạc), BB sẽ có cửa sổ cho bạn tập nghe cao độ nốt, cách tính quãng, nghe hợp âm như bất kỳ phần mềm âm nhạc nào khác.
3) Tập hát: Trong lĩnh vực ca hát, có những tình huống mà ca sĩ phải thể hiện được khả năng (thẩm âm để bắt giọng...) và trình độ của mình (nhịp điệu thay đổi)... Đây là những yêu cầu cơ bản nhất. Và để chủ động hơn, mạnh dạn hơn, đỡ làm phiền ban nhạc “sống” mỗi lần tập dượt, bạn có thể làm những thao tác yêu cầu ban nhạc BB “thử thách” bạn như thật vậy. Ví dụ: Bất chợt chuyển tông (transpose), bất chợt chuyển điệu (style), bất chợt chuyển nhịp độ (tempo), bất chợt hát với ban nhạc khác (combo) và ... bất chợt ... tắt máy, hát một mình... Và một tiện ích nữa là cắm micro để tự kiểm tra lại giọng hát của mình trên nền nhạc đệm.
4) Soạn nhạc: Bạn là nhạc sĩ sáng tác ca khúc, lại không có khả năng chơi nhạc cụ (keyboard, chẳng hạn), hay không có điều kiện để có một ban nhạc chơi thể nghiệm cho bạn nghe tác phẩm của mình. Nhưng dù sao, bạn cũng có tích lũy khá nhiều kinh nghiệm, về lý thuyết thì hơn hẳn so với người giải trí và người học nhạc. Chỉ cần bạn biết cách đưa giai điệu ca khúc vào BB, chọn điệu, chọn "tông", đặt hợp âm và một số thao tác cần thiết để dàn dựng thành một tác phẩm, rồi áp dụng các thao tác của “người giải trí” càng khó tính càng tốt.
Về cách đặt hợp âm, không nhất thiết là phức tạp như âm nhạc jazz, miễn là đúng luật tắc hòa âm là được. Nnếu muốn, bạn nhờ BB làm phần hòa âm của bạn nghe có vẻ “jazz” hơn, hiện đại hơn khi bạn đặt những hợp âm cơ bản (những hợp âm thuận 3 nốt – triads, và hợp âm 7 – dominant), bằng cách chọn trình đơn 'Jazz Up' The chords... BB sẽ chọn một cách tối ưu những “hợp âm thay thế” (substitute chords) dựa theo lý thuyết hòa âm của thể lọai nhạc jazz. – Còn ngược lại, bạn muốn nghe đơn giản hơn (hòa âm thuần túy như ca khúc VN, hay nhạc dance...) bạn sẽ chọn mục lệnh kế tiếp ‘Jazz Down' The chords... Dù cho BB có bộ phận thông minh làm cho bạn “hài lòng”, thậm chí hay hơn, nhưng nếu lạm dụng thì rất có thể là vô nghĩa đối với tác phẩm âm nhạc của bạn. Khi có dịp, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về cái gọi là “bẫy MIDI” qua những bài viết chuyên môn...
5) Phối nhạc : Những yêu cầu chuyên môn, nhất là đến phiên bản 12 này, BB đều thiết kế bổ sung khá đầy đủ những thao tác thông dụng dành cho người phối nhạc chuyên nghiệp. Đó là những “công đoạn” đáp ứng được ngay những công việc thay vì tốn nhiều công sức để tạo ra hiệu quả đó trước đây phải làm. Ví dụ: Mẫu điệu (pattern), những mẫu hòa âm (harmonies) dựa theo giai điệu (melody) và cách tiến hành hợp âm của bạn. Bắt chước phong cách chơi của một số nhạc sĩ biểu diễn nhạc cụ nổi tiếng để hợp tác với bạn hoàn thành tác phẩm. Tất nhiên với tư cách một người phối nhạc chuyên nghiệp, việc chấp nhận hay không là do quyết định của bạn. BB để cho bạn quyền chi phối trọn vẹn trên tác phẩm của mình. Ví dụ: Bạn muốn tự soạn điệu riêng cùng các nhạc cụ đệm khác. Chọn trình đơn StyleMaker>...
Một thiết lập thú vị hơn nữa về bộ tự động tô điểm giai điệu khi thu sequencer, đó là dụng cụ, nó làm cho đuôi tiếng của các nhạc cụ đơn âm nghe “sống” hơn (về độ rung – vibrato, flute chẳng hạn, cách này vốn bạn phải chơi trực tiếp trên đàn, hoặc phải đưa sang phần mềm khác điều chỉnh, Cakewalk chẳng hạn...) Nếu có keyboard MIDI, bạn có thể chơi và thu trực tiếp những câu “lót, chèn” hoa mỹ từ cảm hứng và kỹ thuật chơi đàn điêu luyện của mình vào BB; nhập vào track ... và những tiện ích khác liệt kê trong các hộp thoại...
BB cũng “dễ chịu” một điều nữa là chia sẻ công việc của mình cho các ứng dụng khác. Đó là chuyển toàn bộ bài đã soạn sang tập tin MIDI chuẩn (chọn File>Make a Standard MIDI File...hay click nút MID). Ở phần mềm ứng dụng khác bạn có thể tiếp tục điều chỉnh, bổ sung những việc mà ở BB bạn không tiện dùng.
6) Dạy nhạc: Biết đâu một ngày nào đó, mỗi lớp học phổ thông chúng ta có một màn hình lớn thay cho bảng đen (hay màn hình 14 - 15 inch hiện nay mỗi hoc sinh một máy) - nhất là vào tiết học nhạc. Ví dụ là lúc dạy hát. Cho dù giáo viên có khả năng đệm guitar hay organ thì cũng bị khá nhiều hạn chế (phải đứng lên, ngồi xuống đánh đàn, rồi quay lên bảng viết nốt v.v...). Giờ học hát sẽ sinh động hơn nhờ có “ban nhạc” đệm đầy đủ (trống, bass, piano v.v...). Mà đâu phải bài hát nào cũng có sẵn phần nhạc đệm, nhất là bài hát sinh hoạt? Thế thì, giáo viên chỉ cần soạn bài hát có nhạc đệm đó, tạm thời thu vào cassette rồi phát ra... Hay dùng cửa sổ HỌC NHẠC để dạy về quãng, hợp âm .v.v...
Làm cho BB hiểu: Yêu cầu chính yếu của một phần nhạc đệm là giai điệu chính hay giai điệu của bài hát (melody). Nếu không có melody thì nhạc đệm nghe ... cũng được nhưng vô hồn. Bạn có thể nhập melody vào BB bằng nhiều cách: qua đàn có hỗ trợ MIDI, hay ghi trực tiếp bằng tay. Nhưng cách nhập bằng tay - click đưa nốt vào BB - có lẽ hơi công phu, tuy bạn cũng cần biết cách ghi nốt (cũng tương tự như ở Cakewalk), nhưng có lẽ chủ yếu là để chỉnh sửa lẻ tẻ chi tiết trong một bè nhạc nào đó khi đang làm việc với BB.
Một giải pháp hay là bạn nhờ một phần mềm ký âm khác, ví dụ Encore, Finale, Sibelius v.v... Ở đây, chúng ta đề cập đến Encore. Cách làm này bạn sẽ có 2 điều lợi là, vừa có một văn bản trình bày ca khúc hoàn chỉnh để làm tài liệu, vừa có thể trả về Encore để bổ sung gì đó thuộc về giai điệu đệm cho các bè nhạc đệm khác. Vậy, ở Encore, bạn ký âm giai điệu bài hát xong, lưu nó ở dạng tập tin MID, xong mở BB nhập file MID này. Mở trình đơn Melody>Edit Melody Track>Import Melofy from MIDI file... Bạn sẽ làm một số những thủ tục cần thiết như : chọn điệu (style), chọn "tông", ghi hợp âm đưa vào, sau đó Click Play để nghe giai điệu và phần hòa âm.v.v...
Cách tiện nhất là bạn in ra giấy để đối chiếu, rồi đánh dấu số ô nhịp (bar number) khi gõ hợp âm vào BB.
Huy Liêm - giaidieuxan.vn

hungvan_wood
14-06-2012, 04:11 PM
Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều

asianlook
14-06-2012, 04:11 PM
các bạn muốn luyện thanh, hãy truy cập nhanh vào site:http://hochatkaraoke.com