Trở lại   Chợ thông tin Âm nhạc Việt Nam > NHẠC CỤ - KỸ THUẬT > Nhạc Cụ Khác
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

AUTOHARP (Những nhạc cụ lạ - bài 14)
  #1  
Cũ 15-06-2012, 02:47 PM
ideas-soluttions ideas-soluttions đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 64
Mặc định AUTOHARP (Những nhạc cụ lạ - bài 14)

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[video=youtube;27I8lZtmgjo]http://www.youtube.com/watch?v=27I8lZtmgjo[/video]

Autoharp là nhạc cụ dây có hình thức hơi giống đàn zither hay psaltery, phổ biến ở Mỹ từ cuối TK 19. Nguồn gốc của autoharp còn gây tranh cãi, vì khoảng năm 1880, thợ làm đàn Carl Gütter ở Markneukirchen, nước Đức đã được cấp bằng sáng chế nhạc cụ này, tuy nhiên đầu năm 1882 Carl Zimmermann, một người Đức khác nhập cư vào nước Mỹ đã đặt tên nhạc cụ này là “autoharp”rồi nhận được bằng sáng chế cũng tại nơi đây. Từ đó autoharp phổ biến khắp châu Mỹ, tiếp tục được cải tiến. Trong thập niên 1970 nhờ sự cách tân mạnh mẽ, loại autoharp hiện đại ra đời ở Bắc Mỹ.

[ATTACH=CONFIG]294[/ATTACH]

Loại đàn này đôi khi còn được gọi là chromaharp. Thân đàn là một hộp gỗ dẹp, dài khoảng 60cm, rộng 30cm. Nó có 15 đến 35 dây đàn; loại hiện đại có 36 hoặc 37 dây đàn, vài cây lên tới 47 dây, thậm chí là 48 dây (hiếm). Các dây được chỉnh giọng theo thang âm thất cung hoặc ngũ cung, âm vực từ 2 đến 5 quãng tám hoặc hơn nữa. Autoharp có một số thanh hợp âm hoặc nút bấm điều khiển bằng lò xo (thường 12, 15 hoặc 21 thanh) với những miếng đệm nỉ giảm xốc cho những dây đặc biệt. Mỗi thanh phục vụ cho một hợp âm riêng khi người ta ép và gảy dây. Nhìn chung, autoharp chuẩn có 15 hoặc 21 thanh hợp âm hoặc nút bấm, bao gồm những hợp âm trưởng, thứ và âm bảy trội. Dưới đây là cách sắp xếp cơ bản:

Eb Bb F C G D A
F7 C7 G7 D7 A7 E7 B7
Ab Bb7 Cm Gm Dm Am Em

[ATTACH=CONFIG]295[/ATTACH]

Khi diễn tấu người ta cầm autoharp ngửa lên giống như ôm đứa bé trong vòng tay, dùng tay trái ép những thanh bên trái xuống rồi sử dụng bàn tay phải đánh rải phần lớn những dây nằm trên các thanh ấy. Phần lớn autoharp được chơi bằng cách gảy ngón cái, ngón thứ 2, 3, thậm chí là 4 ngón của tay phải, trong khi đó bàn tay trái kiểm soát hệ thống giảm âm. Mỗi bộ phận giảm âm có nhiệm vụ chặn tiếng cho tất cả các dây đàn, ngoại trừ hợp âm cần thiết phải giữ lại.
Không có tài liệu nào dạy thực hành autoharp, vì người ta sử dụng loại đàn này để chơi nhạc của harp, một loại nhạc ngẫu hứng. Nền tảng của sự ứng tác này có thể là bất kỳ tác phẩm nào, từ dân ca, pop ballad, nhạc nhà thờ, nhạc truyền thống, bài hát trữ tình theo kiểu cổ điển (art song)…
Autoharp có giới hạn là không thể chơi được những hòa âm quá phức tạp hoặc không có các phím bấm hợp âm cần thiết cho sự phức tạp này. Autoharp chỉ có một số hợp âm chuẩn nào đó, thí dụ như những hợp âm trưởng, thứ hoặc hợp âm quãng bảy trội (dominant seventh chord). Với 21 thanh hợp âm, loại đàn này chỉ có tối đa 7 hợp âm cho mỗi kiểu hợp âm. Thí dụ: một kiểu có những hợp âm trưởng được sắp xếp theo chu kỳ quãng năm như …Eb, Bb, F, C, G, D, A…
Người ta thường nghĩ rằng autoharp là nhạc cụ đệm giữ nhịp (rhythm), tuy nhiên những nhạc sĩ hiện đại có thể chơi giai điệu trên loại đàn này.

Autoharp điện









[ATTACH=CONFIG]296[/ATTACH]

Trước năm 1960 người ta chưa gắn pickup để khuếch đại âm thanh cho đàn autoharp, họ chỉ sử dụng microphone bình thường nên âm phát ra nghe nhỏ và không hay. Về sau, Harry DeArmond thiết kế một thanh pickup nam châm sử dụng cho autoharp, loại này do hãng Rowe Industries sản xuất. Thế là autoharp điện ra đời. Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Roger Penney của ban Tam giác Bermuda là người đầu tiên giới thiệu rộng rải loại đàn điện này trước công chúng vào khoảng năm 1968. Đến thập niên 1970 Oscar Schmidt chế tạo một loại pickup nam châm mới, hoàn thiện dần rồi trình làng loại autoharp điện hiện đại (Kiểu “A” Oscar Schmidt). Loại này có 2 pickup nam châm DeArmond (một cái nằm phía dưới những thanh hợp âm) với bộ máy chỉnh d'Aigle.

[video=youtube;TvT-HPvHmTA]http://www.youtube.com/watch?v=TvT-HPvHmTA[/video]

Cigar Box Autoharp

[video=youtube;isqyz4vfnso]http://www.youtube.com/watch?v=isqyz4vfnso&feature=related[/video]

Loại đàn làm bằng hộp thuốc xì gà, hộp thiếc đựng bánh quy và những vật chứa khác…Nhạc cụ này ra đời khoảng năm 2009, do một người chơi đàn Autoharp ở bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, chế tạo. Nhìn chung, mỗi cây cigar box autoharp là một sản phẩm độc nhất vô nhị, được làm bằng lỏi phiến đàn piano với 20 đến 22 dây đàn. Hộp đàn thường là gỗ tuyết tùng (vật liệu làm hộp xì gà), rộng 17,8 đến 20,3cm; dài 26,7 đến 27,9cm và dầy khoảng 3,8cm. Dây đàn tháo ra từ dây kim loại của đàn piano, kết hợp với những chốt chỉnh bằng đinh gim của đàn zither. Các ngựa đàn và thanh hợp âm làm từ những hộp nhỏ. Dây chỉnh từng cặp theo thang âm thất cung D. Có 3 thanh hợp âm cho hợp âm bậc I, IV và V7 (D, G, A7). Mỗi quãng tám có một cặp nốt âm chủ của hợp âm. Dưới đây là một cách chỉnh đặc trưng:

AA BB C#C# DD EE F#F# GG AA BB C#C# DD


Q-Chord

[ATTACH=CONFIG]297[/ATTACH]
Q-Chord

Năm 1981, một loại autoharp đời mới ra đời với tên gọi là Omnichord. Nhạc cụ này là phiên bản autoharp tổng hợp, còn có tên gọi khác là Q-Chord, được miêu tả là loại guitar kỹ thuật số sử dụng thẻ songcard.

[video=youtube;hSt2X9WhPdE]http://www.youtube.com/watch?v=hSt2X9WhPdE[/video]
Loại Q-Chord của hãng Suzuki

Vương Trung Hiếu giới thiệu















Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:16 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.