PDA

View Full Version : Quả nhạc (Tintinnabula)


topwellknittingco
15-06-2012, 02:04 PM
Quả nhạc (Tintinnabula)
<small>[14/08/2007 11:46:13]</small>
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="210"> <tbody><tr> <td align="center" valign="top"> http://www.giaidieuxanh.vn/Image/7/14082007/images7158_luclac3.jpg (http://www.giaidieuxanh.vn/Image/7/14082007/images7158_luclac3.jpg) Quả nhạc (Tintinnabula)
</td> </tr> <tr> <td align="center" valign="top">Quả nhạc
</td> </tr> </tbody></table> Giới thiệu sơ lược: Quả Nhạc hay Lục Lạc là nhạc khí tự thân vang của nhiều Dân tộc như Việt, Thái (Mahính), Tày (Ma rinh), Nùng (Lúng leng) và nhiều Dân tộc Tây Nguyên.

Xếp loại

Quả nhạc là nhạc khí tự thân vang dập phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có.

Hình thức cấu tạo

Quả nhạc được đúc bằng đồng, hình quả cầu rỗng có xẻ miệng, bên trong có nhiều hột bằng đồng hay chì, tạo âm thanh khi xóc. Quả nhạc có nhiều cỡ, cỡ thường sử dụng to bằng ngón tay cái. Quả nhạc được treo ở cổ ngựa, tạo âm thanh khi ngựa chạy báo hiệu dọn đường.

Màu âm

Âm thanh Quả nhạc vang, sáng.

Kỹ thuật diễn tấu
http://www.giaidieuxanh.com.vn/dataimages/original/images7160_luclab1c.jpg

Quả nhạc thường buộc thành chùm, khi xóc tạo âm thanh như nhịp vó ngựa. Quả nhạc tạo không khí vui tươi, rộn ràng nhất khi dùng nhiều cỡ khác nhau để diễn tấu.

Vị trí Quả nhạc trong các Dàn nhạc

Quả nhạc được Dân tộc Thái sử dụng bằng cách đeo vào ngón tay vừa múa vừa bật ngón tay. Trong Dàn nhạc Chiêng, Cồng của Dân tộc Chăm có đôi Chũm Chọe gắn Quả nhạc cùng hòa tấu, nhiều Dân tộc Tây Nguyên đeo Quả nhạc vào cổ chân, vừa múa vừa dậm chân, lắc cổ tạo âm thanh, tiết tấu.

Thạc sĩ Võ Thanh Tùng - giaidieuxanh.vn