PDA

View Full Version : THEREMIN (Những nhạc cụ lạ - bài 2)


nhi_nguyen
15-06-2012, 02:47 PM
http://www.youtube.com/watch?v=ktdLSXGadK4&feature=related

Theremin là nhạc cụ điện tử không cần chạm vào nhưng người chơi vẫn có thể diễn tấu được.Khởi đầu Theremin là sản phẩm của công trình nghiên cứu những thiết bị cảm biến gần do chính phủ Nga tài trợ. Đến năm 1919, nhạc cụ này được chế tạo thành công bởi nhà phát minh kiêm giáo sư vật lý Nga Lev Sergeivich Termen (phương Tây gọi là Léon Theremin). Ban đầu nhạc cụ này có tên là “Termenvox” hay “Aetherphone”, dần dà được Anh hóa, gọi theo tên sau của nhà phát minh là “Theremin” (đôi khi bị viết sai chính tả là “Theramin”). Một thời gian sau, nhà lãnh đạo Bônsơvíc Vladimir Lenin rất ấn tượng Theremin, bắt đầu tập chơi nhạc cụ này. Sau đó người Nga đưa Theremin chu du khắp thế giới, trước là giới thiệu một loại nhạc cụ điện tử, sau là cho thấy công nghệ tiên tiến của Liên Xô. Theremin trải qua một cuộc hành trình dài xuyên suốt châu Âu, tới đâu cũng chật kín người xem, đến năm 1928 nhạc cụ này đến nước Mỹ và chủ nhân của nó được cấp bằng sáng chế tại đây.
Thông thường, Theremin có bộ phận kiểm soát là hai ăng-ten kim loại. Một ăng-ten cảm nhận được vị trí hai bàn tay của người chơi và điều chỉnh được tần số vô tuyến radio, ăng-ten còn lại dùng để kiểm soát âm lượng. Những tín hiệu điện từ Theremin được khuếch đại rồi gởi đến loa phóng thanh. Tuy nhiên, cũng có loại Theremin giá rẻ. Loại này chỉ có một ăng-ten để kiểm soát cao độ âm thanh, còn phần điều chỉnh âm lượng là từ một cái núm.
Nhạc sĩ (đôi khi được gọi là thereminist) đứng trước cây đàn, di chuyển hai bàn tay gần hai ăng-ten kim loại. Thông thường, bàn tay phải dùng để kiểm soát cao độ âm thanh, còn bàn tay trái điều chỉnh âm lượng, tuy nhiên có vài nhạc sĩ thao tác ngược lại. Theremin sử dụng nguyên tắc bộ tạo phách (heterodyne) để phát ra tín hiệu audio. Mạch điện của nhạc cụ này bao gồm hai máy tạo dao động tần số vô tuyến (radio frequency oscillator). Một máy hoạt động ở tần số cố định. Máy còn lại có tần số được điều chỉnh bằng khoảng cách của người diễn đối với ăng-ten kiểm soát cao độ âm thanh. Bàn tay của người diễn hoạt động như một đĩa tiếp đất (grounded plate) - do chân của người diễn chạm đất. Cái “đĩa” này kếp hợp với một tụ điện biến thiên trong mạch L-C (điện dung – điện cảm). Sự khác biệt tần số giữa hai máy tạo dao động chỉ cần diễn ra trong tích tắc, lúc ấy có thể tạo ra một nốt khác biệt trong phạm vi âm tần (audio frequency), do những tín hiệu audio được khuếch đại và gởi đến loa phóng thanh. Để kiểm soát âm lượng, bàn tay còn lại của người diễn hoạt động như một đĩa tiếp đất của một tụ điện biến thiên khác. Trong trường hợp này, tụ điện sẽ làm mất điều hướng của máy tạo dao động đầu tiên, cái tác động đến mạch của bộ khuếch đại. Khoảng cách giữa bàn tay người diễn và ăng-ten kiểm soát âm lượng sẽ xác định tần suất của tụ điện, cái điều chỉnh âm lượng của Theremin.
Dễ học chơi nhạc cụ này, nhưng khó trở thành bậc thầy vì phải trải qua hai thử thách: kiểm soát chính xác cao độ âm thanh của nhạc cụ mà không có gì hướng dẫn (không phím đàn, van bấm, ngăn phím hay những vị trí của bàn phím bấm ngón) và việc giảm tối đa sự luyến ngắt vốn là đặc điểm của thiết kế luôn thay đổi cao độ âm thanh của nhạc cụ.
Người ta thường sử dụng Theremin trong nhạc cổ điển, thỉnh thoảng cũng dùng trong nhạc Jazz, pop-rock và những loại nhạc khác, kể cả nhạc phim. Ngoài ra, nhạc cụ này còn được dùng để đệm cho những câu chuyện kể khoa học viễn tưởng, hài kịch tình thế trên tivi v.v.
Vương Trung Hiếu giới thiệu