PDA

View Full Version : Làm trống bởi yêu nghề <Làng trống đọi tam>


goldenvtec
31-07-2012, 01:53 PM
<a href="http://www.trongdoitam.net/news/detail/lam-trong-boi-yeu-nghe/167.html" target="_blank">Làm trống bởi yêu nghề<br>
</a>Ngôi làng thật đơn sơ và mộc mạc, như con người nơi đây vậy. Gặp gỡ nghệ nhân Phạm Chí Khang, tôi đã ngỡ ra nhiều điều về làng trống, nghề trống, đặc biệt là những trăn trở của người nghệ nhân ấy.<br>
<br>
Ngôi làng thật đơn sơ và mộc mạc, như con người nơi đây vậy. Gặp gỡ nghệ nhân Phạm Chí Khang, tôi đã ngỡ ra nhiều điều về làng trống, nghề trống, đặc biệt là những trăn trở của người nghệ nhân ấy.<br>
<br>
Làm trống bởi yêu nghề<br>
<img style="max-width: 500px; cursor: pointer;" onclick="window.open(this.src)" border="0" alt="Click here to enlarge" src="http://www.trongdoitam.net/uploads/news/1341570004_trong.jpg" border="0" alt=""><br>
<br>
Ở tuổi 59 cũng là lúc ông Phạm Chí Khang vào nghề tròn 45 năm. Theo cha làm trống từ khi 13 tuổi, trải qua biết bao thăng trầm; sau đó ông được công nhận là thợ làm trống giỏi. Năm 2010, ông được tỉnh Hà Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân.<br>
<br>
Hiện ông Khang là nghệ nhân nhiều tuổi nhất trong làng và cũng là một trong hai nghệ nhân duy nhất của làng hiện nay. Trong bộ quần áo giản dị, khuôn người nhỏ nhắn, ông Khang đang hoàn thiện những tác phẩm một cách tỉ mẩn. Có thể nói, làm trống đang trở thành một trong những nghề chính của làng với trên 30 cơ sở xẻ tang, và 10 cơ sở thuộc da. Tiêu biểu là: cơ sở trống của ông Phạm Chí Khang, cơ sở Thanh Hùng, Thanh Minh…<br>
<br>
Thực chất, nghề <a href="http://www.trongdoitam.net/news/detail/lam-trong-boi-yeu-nghe/167.html" target="_blank">làm trống</a> thu nhập không cao - ông Khang tâm sự. Thợ giỏi thì được 4 - 5 triệu/tháng, còn lại dao động từ 2,5 - 3 triệu/tháng. Có những lúc, ông nghĩ nghỉ làm trống vẫn có cuộc sống đầy đủ. Tuy nhiên, lòng yêu nghề, tự hào truyền thống quê hương đã khiến ông gắn bó suốt cuộc đời mình với nghề này.<br>
<br>
<br>
Mong muốn của nghệ nhân Phạm Chí Khang là làm sao có thể giới thiệu trống của làng đến bạn bè khắp nơi trên thế giới, làm vang danh non sông, đất nước. Thế nhưng, để trống Đọi Tam tiếp tục phát triển và tồn tại trong tương lai lại là một nỗi trăn trở lớn.<br>
<br>
“Tre già, măng có mọc”?<br>
<br>
Nghề làm trống của Đọi Tam được gìn giữ bằng những bảo tàng sống, đó là các nghệ nhân. Từ xưa, nghề này cha truyền con nối. Tất cả những kỹ thuật làm trống của làng chỉ được truyền cho con trai, thứ đến là con dâu. Con gái và con rể không được truyền, vì sợ đem nghề đi nơi khác. Đó là cách bảo tồn và cũng là tục lệ, luật định của làng. Nhưng chính điều đó lại đang gây nên nỗi lo lắng lớn về thế hệ những nghệ nhân làm trống kế tiếp.<br>
<br>
“Cách đây 10 năm, làng này còn nghèo lắm. Dù có truyền thống hiếu học, nhưng vì điều kiện gia đình, hầu hết trẻ con không được học nhiều. Chính vì thế, họ quay về làng và hết lòng với nghề làm trống. 10 năm trở lại đây, kinh tế đã khá hơn, gia đình nào cũng mong con mình học hành và thi đỗ vào các trường đại học. Vì vậy, hiện nay, lượng thanh niên trong làng theo nghề trống không nhiều. Chỉ có những ai không đi học mới chịu bám nghề… Thậm chí, ngay cả với những đứa cháu của mình, ông cũng động viên chúng học tập tốt để thi vào các trường đại học, có cơ hội phát triển tương lai. Bởi, nghề trống cho thu nhập không cao so với các nghề khác. Có thể, khi chúng thành đạt vẫn luôn nhớ mình sinh ra trong gia đình có truyền thống làm trống, để tự hào và giới thiệu với bạn bè khắp nơi - Ông Khang trải lòng.<br>
<br>
Trò chuyện với anh CEO Hoàng Tùng (24 tuổi) - một thanh niên trong làng, mặc dù, có bố mở xưởng làm trống nhưng bản thân anh lại không biết làm trống. Hiện anh tự mở một công ty nhỏ tại Hà Nội làm truyền thông và quảng cáo và tạo ra cho làng nghề một thương hiệu " Trống Hoàng Gia " uy tín Nam Bắc. Sinh ra từ làng trống nên khi tham gia vào lĩnh vực này anh nghĩ đến việc đưa các mặt hàng giới thiệu ra thị trường thông qua các trang web <a href="http://www.trongdoitam.vn" target="_blank">www.trongdoitam.vn</a>, các mặt hàng của làng trống được anh đưa ra khắp các bạn bè thế giới, xuất khẩu đi các thị trường.<br>
<br>
Như vậy, ai sẽ là người tiếp nối khi lớp nghệ nhân tuổi đã xế chiều, để tiếng trống Đọi Tam trường tồn cùng sông núi?<br>
<br>
Trả lời câu hỏi ấy, ông Khang bỗng trầm ngâm: “Quả thực, đó là nỗi trăn trở lớn cho chúng tôi hiện nay, làm sao để những thế hệ tiếp theo vẫn còn những nghệ nhân? Nhưng luật làng là không truyền lại nghề cho con gái, con rể cũng như người ngoài. Rất mong sự quan tâm của các cơ quan ban ngành để làng trống sẽ phát triển hơn nữa, thu hút được con em trong làng say mê với nghề trống.”<br>
<br>
Nhu cầu về trống còn rất nhiều và ước mong của người nghệ nhân này là đem trống của Việt Nam phổ rộng ra nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ 5 – 10 năm nữa, lớp nghệ nhân hiện tại sẽ rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm”. Có thể đưa nghề trống Đọi Tam vốn nổi danh phát triển như mong muốn hay không lại phụ thuộc rất lớn vào thế hệ kế cận.<br>
<br>
- Trích dẫn <a href="http://www.trongdoitam.vn-" target="_blank">www.trongdoitam.vn-</a> Làng trống đọi tam thôi thúc lòng dân<br>
Các sản phẩm từ làng trống đọi tam:<br>
1. <a href="http://www.trongdoitam.net/category/trong-truong/24.html" target="_blank">Trống Trường</a><br>
2. <a href="http://www.trongdoitam.net/category/trong-chua/42.html" target="_blank">Trống Chùa</a>.<br>
3. <a href="http://www.trongdoitam.net/category/trong-hoi/27.html" target="_blank">Trống Khai Hội</a><br>
4. Trống Cơm<br>
5. Drum Djembe Ấn độ<br>
6. <a href="http://www.trongdoitam.net/category/trong-mua-lan-su-rong/46.html" target="_blank">Trống Lân</a><br>
7. Trống cái