PDA

View Full Version : Mỹ-Cuba bắt đầu bình thường hóa quan hệ sau 50 năm cấm vận


phuongha2892
18-12-2014, 08:04 PM
Ngày 17/12, chuông nhà thờ đã ngân vang ở thủ đô Havana, Cuba, đánh dấu một thời khắc lịch sử trọng đại – Cuba và Mỹ đã bắt download game anh hung chien hon mien phi (http://www.haivkl.mobi/2014/12/game-anh-hung-chien-hon.html) đầu chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hàng thập kỷ căng thẳng và lạnh nhạt.

Sau khi Chủ tịch Cuba Raul Castro thông báo tin tức này trên truyền hình, người dân đảo quốc Cuba đã đổ ra đường ăn mừng sự thay đổi lịch sử.

http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-18/1418867833-zjhu5_xppf.jpg
Người dân Cuba hân hoan với thông tin Mỹ-Cuba bắt đầu bình thường hóa quan hệ. Ảnh minh họa
Một người dân Cuba tên là Alexandro Perez cho biết: “Khi quan hệ hai nước tốt lên, lệnh cấm vận sẽ được dỡ bỏ, và đời sống của chúng tôi có thể được cải thiện, và giờ đây chúng tôi có thể có thêm nhiều thực phẩm, hàng hóa từ các download game dai chien zombie mien phi (http://www.haivkl.mobi/2014/12/game-dai-chien-zombie.html) nước khác”.

Còn tại Miami, Mỹ, nơi tập trung rất nhiều người Cuba lưu vong, phản ứng trước thông tin này cũng rất khác nhau. Cô gái trẻ Natalia Martinez, một trường hợp điển hình của người Cuba lớn lên tại Mỹ, thì cho rằng đây là một tín hiệu đầy tích cực cho quan hệ của hai nước.

Tuy nhiên Martinez cũng thừa nhận rằng trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba cũng có những người, đặc biệt là những người lớn tuổi, tỏ ra tức giận với động thái “làm lành” với Cuba của chính phủ Mỹ.

Chiều hôm qua, một đám đông người biểu tình đã tụ thập ở khu Tiểu Havana ở Miami để phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama download game sat thu truyen ky mien phi (http://www.haivkl.mobi/2014/12/game-sat-thu-truyen-ky.html) về việc nới lỏng quan hệ với Cuba sau hàng chục năm cấm vận, bao vây, phong tỏa.

Một số người hét lớn: “Obama hèn nhát, hèn nhát”, trong khi một số người thì giơ cao biểu ngữ phản đối ông Obama.

Mặc dù vậy, một vài người Cuba lưu vong lại tỏ ra lạc quan về viễn cảnh tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Ông Raul Galvan, một sử gia gốc Cuba làm việc cho đài truyền hình Wisconsin nói: “Đó là một bất ngờ lớn đối với tôi. Tôi biết rằng họ đã mở ra cánh cửa kinh tế, tuy nhiên mọi thứ mới chỉ là bắt đầu, và vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.

Ông Galvan cũng nói rằng ông rất biết ơn Tổng thống Obama đã có những bước đi “làm tan băng” với chính phủ Cuba và rất háo hức được chứng kiến những điều sẽ diễn ra tiếp theo. Ông cho biết: “Con người Cuba trong tôi vẫn luôn hy vọng rằng một ngày nào đó tôi sẽ được về thăm quê hương”.

Người được coi là “có công” lớn nhất trong diễn biến mang tính lịch sử này chính là Giáo hoàng Francis, người đã đứng ra làm “trung gian hòa giải” cho việc nối lại quan hệ giữa Mỹ và Cuba.

http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-18/1418867834-lplt6_oial.jpg
Giáo hoàng Francis được cho là người "có công" lớn nhất giúp Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ
Theo CNN, đích thân Giáo hoàng Francis đã viết thư cho ông Obama và các lãnh đạo Cuba vào mùa hè năm nay, trong đó thuyết phục họ rằng đã đến lúc 2 nước cần làm mới lại quan hệ sau hàng thập niên căng thẳng.

Trong bài phát biểu về việc thay đổi chính sách ngoại giao với Cuba hôm qua, ông Obama cũng nhấn mạnh: “Tôi muốn cảm ơn Giáo hoàng Francis, người mà tấm gương đạo đức của ngài đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc vươn đến một thế giới tốt đẹp hơn hơn là để mặc nó như vậy”.

Hồi tháng Ba, ông Obama cũng đã thảo luận với Giáo hoàng Francis ở Vatican về việc mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ-Cuba, mở đầu bằng một cuộc trao đổi tù nhân do Giáo hoàng gợi ý.

Đến tháng Mười, tòa thánh Vatican đã tổ chức cuộc gặp giữa các đại biểu Mỹ và Cuba để trao đổi các thông tin về vụ trao đổi công dân Mỹ Gross, người bị xử tù 15 năm ở Cuba vì tội “có hành vi phá hoại nhà nước Cuba” lấy 3 công dân Cuba bị Mỹ bỏ tù vì tội gián điệp.

Vụ trao đổi tù nhân này đã mở đầu cho một giai đoạn bình thường hóa quan hệ hoàn toàn mới giữa Mỹ và Cuba. Ông Gross đã được đưa lên máy bay trở về Mỹ vào ngày 17/12.