PDA

View Full Version : Âm nhạc khơi nguồn Hòa giải và Yêu thương


lengo_ltd
12-07-2012, 08:44 AM
- Chương trình hòa nhạc Hòa giải và Yêu thương 2010 do các nghệ sỹ của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn trong 2 ngày 22-23/4 dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Charles Ansbacher đến từ dàn nhạc Boston Landmark tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN

Hòa giải và yêu thương-nhu cầu cơ bản của con người
Tiếng đàn rung động cho Ngày hòa giải và yêu thương
Nốt nhạc khởi đầu cho ngày “Hòa giải và yêu thương”
Cần một ngày Hòa giải và Yêu thương (http://www.tuanvietnam.net/?vnnid=1263405)


LTS. Nhân loại cần có một “Ngày Hòa giải và Yêu thương” là sáng kiến của báo VietNamNet và được phát động với mong muốn xây dựng một cộng đồng hòa bình, một thế giới đầy ắp lòng bao dung và tình yêu thương.

Để khởi động chuỗi sự kiện hướng tới Ngày Hòa giải và Yêu thương vào 9/9 hằng năm, báo VietNamNet đã phối hợp với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam tổ chức một chương trình hòa nhạc đặc biệt với niềm tin rằng, âm nhạc nói chung và âm nhạc không lời nói riêng, sẽ gõ cửa từng tâm hồn và trái tim con người, làm thức dậy những tình cảm yêu thương và chia sẻ.

Những người tổ chức chương trình kỳ vọng mang tới cho người yêu nhạc Việt Nam những giai điệu vui tươi, sâu lắng, gửi gắm tinh thần lạc quan về một thế giới đại đồng, nơi thiên nhiên và con người hòa hợp, gắn bó trong sự bình đẳng; và con người dẹp bỏ hận thù, xung đột, sống dưới ánh mặt trời trong tình hòa hiếu, thương yêu.

http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950853_photosCharlesOutdoors.jpg (http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950853_photosCharlesOutdoors.jpg) Nhạc trưởng Charles Ansbacher
Chương trình hòa nhạc Hòa giải và Yêu thương 2010 do hơn 80 nghệ sỹ của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Charles Ansbacher đến từ dàn nhạc Boston Landmark.
Nhạc trưởng Charles Ansbacher là người sáng lập và chỉ huy trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng Boston Landmarks từ năm 2000. Ông đã tham gia dàn dựng và chỉ huy nhiều chương trình hòa nhạc giao hưởng lớn tại các quốc gia như Mỹ, Nga, Canada, Ý…
Ông đã đưa nhạc giao hưởng vào nhiều hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa. Ông đã mang âm nhạc tới nhiều điểm nóng của thế giới qua từng giai đoạn lịch sử như Azerbaijan, Belarus, Croatia, Cộng hòa Séc, Hungary, Macedonia…

http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950854_Rossini.jpg (http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950854_Rossini.jpg) Gioachino Antonio Rossini
Trong những chương trình biểu diễn thành công nhất gần đây, Charles Ansbacher đã chỉ huy dàn nhạc trình diễn Bản giao hưởng số 9 của Beethoven tại Nhà hát Sanders, Đại học Harvard với phần điệp khúc Tanglewood Festiva.
Ông cũng đã từng chỉ huy biểu diễn tại Belgrade cùng với các nghệ sỹ solo người Nga và Mỹ và là người Mỹ đầu tiên đứng trên sân khấu Belgrade sau trận đánh bom của NATO vào Serbia do các cuộc xung đột ở Kosovo.
Ở góc độ xã hội, Charles Ansbacher đưa nghệ thuật vào hoạt động hoạch định chính sách công khi với vai trò là một White House Fellow; ông giữ chức đồng chủ tịch của Lực lượng đặc nhiệm Bộ Giao thông Mỹ về ứng dụng sáng tạo, nghệ thuật và kiến trúc vào giao thông.
Diễn ra trong 2 ngày 22 và 23/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” sẽ trình tấu 3 tác phẩm là La gazza ladra của Gioachino Antonio Rossini, Pelléas et Mélisande của Gabriel Fauré Urbain và Bản Giao hưởng số 9 của Antonín Dvorak.
Gioachino Antonio Rossini (1792 - 1868) là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ý, đã viết 39 vở opera và nhạc nghi lễ tôn giáo, nhạc thính phòng, nhạc có lời hát, và một số tác phẩm hòa tấu cho piano.

http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950860_Faure_3.jpg (http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950860_Faure_3.jpg) Gabriel Fauré
Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm “Il barbiere operatic di Siviglia” (The Barber of Seville), La Cenerentola, La gazza ladra (The Thieving Magpie) và Guillaume Tell (William Tell). Với xu hướng lấy cảm hứng từ giai điệu những bài hát như là điều hiển nhiên trong các bản tổng phổ của ông đem tới cho ông biệt danh “Mozart của nước Ý.” Rossini trở thành một nhà soạn nhạc opera nổi tiếng nhất trong lịch sử.
La gazza ladra là một loại kịch Mêlô (hay còn gọi là bán nhạc kịch) được chia làm 2 phần. Vở nhạc kịch này nổi tiếng bằng khúc mở đầu, trong đó chú trọng việc sử dụng trống định âm.
Rossini còn nổi tiếng vì viết nhạc rất nhanh, và vở La gazza ladra không ngoại lệ. Người ta kể, các nhà sản xuất đã “khóa” Rossini trong một căn phòng một ngày trước buổi trình diễn đầu tiên để ông viết khúc mở đầu này. Rossini sau đó đã ném từng tờ bản thảo ra ngoài cửa sổ để những người sao chép hoàn chỉnh các phần còn lại.
Gabriel Fauré Urbain (1845 - 1924), người Pháp, là một nhà soạn nhạc, một nghệ sỹ organ và dương cầm, đồng thời là một giáo viên. Ông được đánh giá là nhà soạn nhạc hàng đầu của Pháp trong thế hệ của ông và phong cách âm nhạc chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhà soạn nhạc thế kỷ 20.

http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950858_Dvorak_11.jpg (http://media.tinmoi.vn/2010/04/15/images1950858_Dvorak_11.jpg) Antonín Dvorak
Pelléas et Mélisande, Op. 80 là phần âm nhạc từ vở kịch của Maeterlinck, được Gabriel Fauré sáng tác và chỉ huy năm 1898. Từ phần âm nhạc này, một tổ khúc gồm 5 chất liệu viết cho dàn nhạc đã ra đời vào năm 1900 và trình diễn lần đầu trong năm 1901. Nó cũng được chuyển soạn cho cho độc tấu piano, cũng như cho piano song tấu, ngoài ra còn được chuyển soạn cho sáo với piano và một số nhạc cụ khác.
Leopold Antonín Dvorak (1841 - 1904), nhà soạn nhạc người Séc, thuộc trường phái lãng mạn, có nhiều cống hiến cho nhạc dân gian và quê hương Bohemia Moravia của ông. Tác phẩm của ông bao gồm nhạc kịch, giao hưởng, hợp xướng và nhạc thính phòng. Các tác phẩm nổi tiếng nhất bao gồm New World Symphony, Slavonic Dances, “American” String Quartet, và Cello Concerto giọng si thứ.
Dvorak đã sáng tác một loạt các thể loại, trong đó 9 bản giao hưởng của ông thường có âm hưởng cổ điển, đã được chính Beethoven công nhận. Dvorak cũng viết cả opera (trong đó nổi tiếng nhất là Rusalka), các bản dạ khúc cho đàn dây và đàn gió; nhạc thính phòng (bao gồm cả một số tứ tấu đàn dây, và quintets), nhạc hợp xướng, piano.
Bản Giao hưởng số 9 giọng mi thứ “From the New World” (Đến từ thế giới mới), Antonín Dvorak viết năm 1893 trong niềm hưng phấn với những nền âm nhạc pha trộn của người châu Phi với người Mỹ, những trào lưu mới mẻ trong đời sống và xã hội Mỹ. Đó là bản giao hưởng nổi tiếng nhất của ông và chiếm một vị trí quan trọng trong danh mục những tác phẩm phổ biến nhất và thường xuyên được biểu diễn nhất ngày nay.
Mời các bạn thưởng thức một số trích đoạn của các phẩm nói trên:

La gazza ladra

Pelléas et Mélisande

Bản Giao hưởng số 9 giọng mi thứ “From the New World”


H.V