PDA

View Full Version : Vua Chèo Tào Mạt


homeartdecor
14-06-2012, 09:01 AM
Nhớ ông vua chèo Tào Mạt

http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=50&d=1284976662 (http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=50&d=1284976662)

www.diendanamnhac.vn - Ở ông, cái gì cũng lạ. Lạ từ cái bút danh- Tào Mạt, cái dáng dấp tất bật lam lũ, xộc xệch, lạ tới cách ăn mặc- tứ thời áo “đại cán”. quần “pho”, lạ từ đôi mắt lúc nào cũng như quắc lên dưới đôi lông mày “sâu róm”, đến bộ tóc rễ tre lúc nào cũng chực dựng lên như bờm của con tuấn mã bất kham Ông còn nhiều điều lạ nữa, nếu lật giở những trang đời, đặc biệt là những trang viết mà ông tâm huyết suốt cuộc đời.




http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=48&d=1284976656 (http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=48&d=1284976656)
Ông chưa từng qua một trường lớp chính quy nào, vậy mà trở thành một tên tuổi của nền sân khấu chèo hiện nay, được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý: Nghệ sỹ Nhân dân. Ông cũng chưa một lần “lều chõng” đi thi vậy mà kiến thức Hán Văn cũng như lịch sử phương Đông cổ đại khá uyên bác, chữ Hán ông viết hiện còn nhiều bạn bè lưu giữ và được xem như một trong những nét đẹp hiếm hoi của thời buổi bút bi, (http://diendanamnhac.vn) bút phớt, bút kim hôm nay. Người ta quen gọi ông là nhà viết kịch bởi ông xuất hiện lần đầu những năm 60 với nhiều vở kịch nói như: Cái ba lô; Trong phòng trực chiến; Đỉnh cao phía trước

Nhưng trên thực tế ông là một thầy chèo với hàng loạt các vở diễn như: Chị Tâm bến Cốc; Đường về trận địa; Nguyễn Viết Xuân; Anh lái xe và cô chống lầy... Đặc biệt là bộ ba chèo: “Bài ca giữ nước” (gồm “Lý Thánh Tông chọn người, ỷ Lan coi việc nước và Lý Nhân Tông học làm vua”). Và với “Bài ca giữ nước”, Tào Mạt không chỉ viết vở, mà ông còn thường dạy dỗ huấn luyện cho các diễn viên cả về hát, cả về vũ đạo- Ông còn trực tiếp đạo diễn cho các vở chèo mình viết với những sự sáng tạo đặc sắc, với một tài nghệ uyên bác- bởi vậy ông thực sự là một nghệ sỹ lớn tiêu biểu của nghệ thuật chèo hôm nay.

http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=49&d=1284976657 (http://diendanamnhac.vn/attachment.php?attachmentid=49&d=1284976657)


Khi được hỏi “Chèo” là gì? Tào Mạt thường tâm sự: “Chèo là vốn quý của dân tộc. Người ta có thể nghe chèo, xem chèo vài ba đêm mà không nản, chèo lấy cảm xúc, lấy tính chân thựccủa nghệ thuật làm gốc. Còn thể tài chỉ là cái khung không gian, thời gian cho nhân vật hoạt động, mà nhân vật là tổng hoà mọi nhận thức, tình cảm, thái độ và trách nhiệm công dân của tác giả kịch bản và tập thể nghệ sỹ sân khấu làm nên vở diễn, đồng tâm đồng ý trao gửi với cuộc sống đương thời đã làm chèo thì cứ truyền thống dân gian mà chèo, không vì những lẽ gì khác mà đem những thứ xa lạ với nó, khiến nó bị giảm giá chèo không thể để trong bảo tàng, chèo đã và đang sống và có khả năng tồn tại”.

Tào Mạt là vậy. Lối nghĩ, cách viết của ông giản dị mà thâm thuý, dân gian mà bác học, xưa cũ mà không hề nệ cũ xưa, không hề hoài cổ. Đọc và xem “Bài ca giữ nước”, nghệ sỹ Trần Vượng cũng đã viết “Sức quyến rũ của những tiếng ca ấy có thể so sánh với chất men say của thứ rượu do người nông dân cất từ gạo nếp mà không một thứ rượu tây nào có thể thay thế được.

Rượu tây có nhiều thứ rượu ngon nhưng không có cái ngon của “cuốc lủi”và khi viết lời tựa cho bộ ba vở chèo giữ nước trứ danh này, nhà văn Chu Văn nhận định “ Có người mới thấy được tác giả ở cái tài, cái khéo. Nhưng có người cảm nhận được cái sâu, cái nặng. Tào Mạt thường có những miếng chèo rất đắt như vậy. Hết sức nhẹ nhàng, đơn sơ nhưng đạt đến mức độ xuất thần”.

Nhiều người cho đến nay vẫn nghĩ trong con người Tào Mạt đầy sự kỳ lạ, đầy mâu thuẫn vậy mà cái tài vẫn cứ hiện ra. Tôi có may mắn được sống gần ông ít năm, tôi cho rằng chính cái sự khác thường, cái mâu thuẫn trong con người ông đã tạo nên tên tuổi của Tào Mạt. Và không hiểu sao khi viết về ông, tôi lại nhớ, lại thuộc mấy câu thơ tự hoạ mà ông gửi tặng tết năm nào.
(Theo di cảo “Những điều tâm huyết của Tào Mạt)
Nguyễn Đình Chính