Chợ thông tin Âm nhạc Việt Nam

Chợ thông tin Âm nhạc Việt Nam (http://nhac.sangnhuong.com/index.php)
-   Nhạc Cụ Khác (http://nhac.sangnhuong.com/forumdisplay.php?f=76)
-   -   NYCKELHARPA (Những nhạc cụ lạ - bài 17) (http://nhac.sangnhuong.com/showthread.php?t=1036)

pankohcmc 15-06-2012 02:47 PM

NYCKELHARPA (Những nhạc cụ lạ - bài 17)
 
[video=youtube;cPkkld5r_AY]http://www.youtube.com/watch?v=cPkkld5r_AY&feature=related [/video]
Peter Puma Hedlund - người đã 2 lần đoạt giảicuộc thi Nyckelharpa thế giới tổ chức tại Thụy Điển (năm 1992 và 2000)

Nyckelharpa là nhạc cụ truyền thống của ThụyĐiển, thuộc nhóm đàn dây có cung kéo, cùng họ với đàn vielle Pháp và đàn hurdy gurdy. Nyckelharpa xuất hiện cách đây trên 600 năm. Suốt ngần ấy thời gian loại đàn này đã cải tiến nhiều lần. Xét về mặt lịch sử, trước đây người ta từng gọi nyckelharpalà “nyckelgiga”, “nyckelspel” và “nyckel-lira”, một số người nước ngoài gọi là đàn fiddle phím Thụy Điển.
Ngày nay, có khoảng 10 ngàn người chơi nyckelharpa tại Thụy Điển với ít nhất 4 phiên bản nyckelharpa khác nhau, một tình trạng hiếm gặp đối với nhạc cụ dân gian. Đầu những năm 1900 nhạc cụ này gần như thất truyền, mãi tới thập niên 60 -70 của thế kỷ trước, trào lưu “làn sóng xanh” đã giúp loại đàn này hồi sinh trở lại.

Nyckelharpa thời Trung cổ

[ATTACH=CONFIG]304[/ATTACH]

Cómột số kiểu đàn nyckelharpa thời Trung cổ. Loại Moraharpa (1526) hiện nay đang treo tại Bảo tàng Zorn ở Mora. Nhạc cụ này chỉ có một hàng phím với hai dâydrone, hình dáng giống như đàn lute, trong khi đó Vefsenharpa và Esseharpa lạigiống loại đàn nyckelharpa hiện đại hơn.

Enkelharpa (harpa đơn) / Mixturharpa (harpa hỗn hợp)

[ATTACH=CONFIG]305[/ATTACH]

Mixturharpa khá giống enkelharpa, ngoại trừ dây thứ hai cũng có cạnh tang. Hai loại này chịu ảnh hưởng của đàn viola d’amore phổ biến ở Uppsala và Stockholm vào cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, vì nó có gắn thêm một số dây cộng hưởng được xem là sự cách tân hợp thời trang, đó là loại dây sympathetic (1) mà người ta mang từ vùng Cận Đông đến Anh Quốc vào khoảng năm 1600. Nhìn chung, những dây cộng hưởng được xếp ở dưới ngựa đàn để cung kéo không chạm vào chúng. Hiện nay, mẫu cổ xưa nhất còn sót lại là enkelharpa, sản xuất vào khoảng năm 1777. Nhìn chung, hiện nay rất ít người biết chơi hai loại này.

Contrabasharpa (contra-drone harpa)

[ATTACH=CONFIG]307[/ATTACH]

Kontrabasharpa có một hàng phím nhưng có hai cạnh tang trên nhiều phím, một cho dây giai điệu (dây thứ nhất) và một cho dây giai điệu thứ hai ở cạnh đối diện cuối ngựa đàn. Giữa chúng có một dây drone và khoảng một tá dây cộng hưởng. Người ta có thể chơi những dây giai điệu cao và dây drone cùng với nhau, hoặc chơi dây giai điệu thứ hai và dây drone (bass) với nhau, tất cả đều cùng mục đích là tạo ra âm thanh tiêu biểu.

Silverbasharpa (silver-bass harpa)

[ATTACH=CONFIG]308[/ATTACH]

Loại đàn này xuất hiện cuối thế kỷ 19. Cái tên của nó xuất phát từ việc người ta làm dây bass bằng cách sử dụng dây ruột thú với lớpbọc ngoài bằng bạc.

Kontrabas med dubbellek

[ATTACH=CONFIG]309[/ATTACH]
Loại contra-drone harpa có 2 hàng phím, còn gọi là “Österbyharpa”

Nhìn chung, những loại nyckelharpa cổ xưa có ít phím hơn loại nyckelharpa nửa cung hiện đại. Chúng cũng có ít dây hơn hoặc không có dây sympathetic (loại dây không dùng để chơi mà chỉ tạo độ rung cho dây khác). Ngoài ra, chúng cũng có ít dây giai điệu hơn, nhưng thường lại có nhiều dây drone hơn.

Nyckelharpa nửa cung hiện đại

[ATTACH=CONFIG]311[/ATTACH]

Đây là loại nyckelharpa 3 hàng phím với những nốt nửa cung, do Eric Sahlström chế tạo năm 1980. Về sau có thêm sự cải tiến của August Bohlin vào năm 1926. Sau đó Eric Sahlström tiếp tục thể nghiệm bản thiết kế, thêm vào một thanh bass, làm phần đỉnh của nhạc cụ bớt cong hơn để âm thanh phát ra “vui” hơn, giống violin hơn. Ngoài ra, cũng còn chi tiết khác: những lỗ thoát âm tròn (oxögon) thành lỗ chữ f. Loại đàn này có 16 dây: 3 dây giai điệu (có phím bấm: G-C-A); một dây drone: C và 12 dây rung cộng hưởng (sympatheticvibration) hoặc cộng hưởng âm thanh (resonance). Nó có khoảng 37 phím gỗ được bố trí để trượt dưới các dây đàn. Mỗi phím có một cạnh tang vươn tới và chạm vào dây tạo ra một nốt riêng. Người chơi sử dụng một cái cung kéo ngắn bằng bàn tay phải, ấn những phím bên tay trái. Loại đàn này có âm vực rộng 3 quãng tám (bắt đầu từ nốt Sol (G) thấp giống như dây thứ tư trên đàn fiddle), âm thanh phát ra cũng giống như đàn fiddle, song âm cộng hưởng vang nhiều hơn.

Nyckelharpa 4 hàng

Cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, có vài người đã phát triển loại nyckelharpa 4 hàng phím, đó là Tord Johanssons, Erik Olsson, Karl Svensk và Lundin. Về cơ bản, có 2 loại khác nhau. Loại thứ nhất: Olsson và Svensk đã thêm hàng phím thứ 4, chặn dây C (4) thấp trên đàn nyckelharpa nửa cung hiện đại (H.1).

[ATTACH=CONFIG]312[/ATTACH]
H.1
Loại thứ hai: Johansson và các cộng sự đảo ngược những hàng phím để dây cao nhất được chặn bởi hàng phím thứ 4, còn dây thấp nhất được chặn bởi hàng phím trên cùng (H.2).




[ATTACH=CONFIG]313[/ATTACH]
H.2
Ngoài ra họ còn chỉnh 4 dây giống như đàn fiddle (từ thấp đến cao: G-D-A-E). Điều này giúp người chơi đàn fiddle dễ sử dụng hơn. Xét về cơ học, thật khó làm một cạnh tang trên hàng thứ 4 đủ cứng để tạo ra giọng tốt vì nó quá dài. Johansson giải quyết vấn đề này bằng cách thiết kế 2 hàng dưới các dây đàn và 2 hàng phía trên các dây, thoạt nhìn trông có vẻ phức tạp.
Nhìn chung, cho dù cải tiến khá nhiều, trong 30 năm đầu xuất hiện loại nyckelharpa 4 hàng vẫn không phổ biến lắm tại Thụy Điển. Ngược lại, loại harpa nửa cung hiện đại được nhiều người sử dụng hơn kể từ năm 1955. Hiện nay có khoảng 5% người chơi đàn nyckelharpatại Thụy Điển sử dụng loại harpa 4 hàng.

[video=youtube;vd0wHrt54IY]http://www.youtube.com/watch?v=vd0wHrt54IY&feature=BFa&list=PL3926ECDC9E7C93CD&lf=plpp[/video]
Tứ tấu Renzo Ruggiero: (đàn Nyckelharpa), Gioele Sindona: (đànViolin), Marco Nervegna: (đàn Oud), Igor Niego: (trống Darbouka)

Vương Trung Hiếu giới thiệu

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
: Dây sympathetic: dây cộng hưởng giúp dội tiếng, vang âm mà không cần chạm vào. Chúng là loại dây được sử dụng khá nhiều trong nhạc cụ Ấn Độ cũng như nhiều loại nhạc cụ dân gian khác, một ít nhạc cụ phương Tây trong thời kỳ Ba rốc cũng sử dụng loại dây này.


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:03 AM

© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.