26-07-2012, 11:49 AM
|
Senior Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 133
|
|
Lịch sử âm nhạc vn
Âm nhạc Việt Nam ra đời sớm và phát triển cùng với sự tiến hóa của người dân trong cuộc sống, lao động, chiến đấu.
Sự đa dạng về sinh học, nhiều dân tộc cư ngụ trên lãnh thổ cùng với những phát triển mở đất xuống phía nam của người Trung Quốc tạo cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều sắc thái.
Âm nhạc, với đặc điểm có trước sự xuất hiện của chữ viết, từ lâu luôn là phương tiện để người dân thể hiện mọi cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, dù là tình yêu đôi lứa, lòng căm thù hay sự buồn giận, chán nản. Âm nhạc ở Việt Nam còn sớm thể hiện những tư tưởng tôn giáo, đời sống tâm linh và phong tục tập quán của dân tộc.
Các giai đoạn lịch sử
Các nhà nghiên cứu thường chia sự phát triển của âm nhạc Việt Nam theo 3 giai đoạn lớn:
* Thời dựng nước (vua Hùng) và giữ nước tới thế kỷ X;
* Thời phong kiến, chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX; và
* Thời gian từ giữa thế kỷ XIX với sự xâm lăng của phương Tây đến nay.
Giai đoạn ban đầu
Rất sơ khai, với một số công cụ như trống đồng, đàn đá, ở Tây Nguyên có đàn Tơ-rưng còn gọi là đàn võng, khèn, gồng, chiêng, đàn hơi...
Giai đoạn phong kiến đến thế kỷ XIX
Là thời kỳ chịu ảnh hưởng của âm nhạc Trung Quốc và Ấn Độ với trống bồng (gần giống trống "damaru" của Ấn Độ), đàn tranh 7 giây (giống như đàn "k'in" của Trung Quốc), đàn tỳ bà, đàn đoản, đàn dây, sáo ngang, kèn dọc...
Vào thế kỷ 15, vua Lê Thái Tông 1434-1442) truyền cho các quan Bộ Lễ là Nguyễn Trãi và Lương Đăng thành lập nhạc triều đình court music theo kiểu nhà Minh bên Trung Quốc. Nhạc Việt nằm trong các tổ chức của triều đình là: đồng văn, nhã nhạc và giáo phường. Nhạc bản cũng như nhạc cụ thường là sao chép từ nhạc Trung Hoa rồi được Việt hoá đi.
Trong giới quyền quý thì có nhạc lễ nghi ritual music, nhạc lễ bái ceremonial music, nhạc vui chơi music for entertainment như hát cửa quan, hát cửa đình (tiền thân của hát ả đào), nhạc phòng (nhạc thính phòng?) chamber music trong đó có ca Huế và hát bội dành cho các vua, các quan
Giai đoạn hiện đại
Sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn thứ 3 xoay quanh mốc lịch sử quan trọng là Cách mạng tháng Tám: trước năm 1945, và sau 1945.
Sau 1945
Sự chia cắt đất nước trong thời 1945-1975 và từ khi đất nước thống nhất tháng 4 năm 1975 là hai mốc thời gian chính chi phối sự phát triển của âm nhạc Việt Nam với các nhạc sĩ sống tại hai miền Nam Bắc có sự khác biệt trong sáng tác do điều kiện lịch sử.
Nguồn:ST
|